THA PHƯƠNG
Khởi hành từ 14g ngày
02/9/1980 – Qua Nam Phước, dành lại đủ tiền đi đường và trả tiền xe,
minh mua heo con và hai heo thịt, hy vọng bán kiếm lời. Tâm trạng lo âu bị
thu mua, với hàng loạt trạm “quản lý thị
trường”, Ngã ba Phú Tài, Thuận Hải, Ngã ba Dầu Giây…Tình cờ gặp anh Pha (đã
mất 1995), vậy là quyết định dừng chân, tá túc nhà anh Pha. Hôm sau thuê xe lam
anh Đông, chở heo lên chợ Long Khánh, giá bán không bằng mua, xuống Hố Nai, heo
con bắt đầu ỉa chảy, vừa bán vừa lạy, thu được nửa tiền !
Mua lại miếng đất rìa lô
cao su của Năm Bọ, hai chỉ vàng, cây lá tranh tre về làm nhà…Mình với anh Pha
làm từ sáng đến chiều, xong cái nhà ! Gia tài chỉ còn lại cái xe đạp mi-ni và
chút ít tiền mua đồ nghề.
Rừng cao su
Chú Bảy Cấn cho ngồi trước
nhà sửa xe, bên cạnh tiệm hớt tóc anh Tình, tiệm may chú Ri (đã mất),
tiếng khen, lời chê, tay nghề non yếu, vinh nhục đủ điều. Lão ấp trưởng T. chân
thọt, gởi giấy :” Mời ông sửa xe và ông
hớt tóc…đúng 8g ngày….có mặt tại văn phòng ấp, không được vắng mặt… “, chú
Bảy xem giấy, rồi nói “- Tụi bay không đi
đâu hết, giấy mời phải có tên họ đàng hoàng…” Nhưng mình cũng mua hai điếu
thuốc SAMIT, tìm nhà lão..!
Gần Tết 1980 (Canh Thân), theo mấy chị mua đậu nành,
chở lên Saigon bán kiếm lời, mua trước trả sau. Đến ngã ba Vũng Tàu, bị thu
mua, chỉ còn đủ tiền mua mấy ổ bánh mì ! Vậy là quần áo mới, giày dép cho con
bay theo gió bụi. Chiều ba mươi, chị Lệ Phương (Mẹ Hoài Linh, Dương Triệu Vũ…)
cho mấy ký gạo và chai nước mắm, Dì Bá (Mẹ Dũng, Mận…) cho thêm gạo.
Từ phải : Phương Trâm, Phương Trang, Hoài Linh, Duy Linh, Dương Triệu Vũ (cu Tin) và Phương Trinh
Mùng một,
Phương, Nghi thấp thỏm nhìn sang hàng xóm, áo xanh, áo đỏ…Chờ anh Pha, chị Hòa,
Chị Phương…lì xì cho con, Ba mượn, để đi trả lễ ! Nhớ trước Tết, mình lên quán
cà phê của Cẩn (Nguyễn Văn Cẩn – bạn học Nguyễn Duy Hiệu – mất 1992), Cẩn hứa
trưa ba mươi cho mượn 5 đồng, uống xong ly cà phê, nấn ná chờ bạn, gần trưa bạn
nói không có, lòng mình đắng ngắt ! Bỡi vậy, mình nguyện phải thực hiện lời hứa
cho bằng được, nhất là những ai khó khăn hơn mình.
Từ trái : Dương Triệu Vũ, chị Lệ Phương, anh Tòa và Hoài Linh
Khánh Vỹ biết bò, nhưng èo
uột vì suy dinh dưỡng, kể cả Khánh Phi, để đâu ngồi đó. Thái bán mì Quảng ở chợ
Dầu Giây. Sáng mình đi làm, xách theo xô bột, chiều về tráng mì đến khuya, Bình minh chưa ló dạng, nghe còi công trường cao su tò te, thức dậy, xắt mì, làm gà…Ngày đầu tiên,
Thái nói lời 10 đồng, cả nhà mừng vui, các con có cái ăn, Khánh Phương, Thục
Nghi gặm xương cười toe toét…Nhà lại có khách, cậu Bốn dắt em Hạnh (con dì Chín) ghé thăm, vừa mừng, vừa lo,
lấy gì đãi khách ? gánh mì để lại…Thái bán được nửa tháng, không bán nữa, hỏi
ra ngày nào cũng lỗ, nhưng sợ anh…buồn ! Nợ mấy con gà, hơn chục ký gạo, thôi
đành bán chiếc xe đạp mi-ni trả nợ.
Mì Quảng
Đang đi bộ lên dốc Ba Cô,
bất ngờ gặp Phạm Hữu Phước (cùng K22/HQNT),
đẩy xe chuối từ ấp Ngô Quyền, mồ hôi đẩm lưng, bên chiếc xe thồ cải tiến từ cái
sườn mobilette, hai thằng nhìn nhau mừng mừng, tủi tủi !
Hết bán mì, xoay qua bán
chè. Hồi còn ở quê, mình xuống Vĩnh Điện tìm nhà Cương (cùng lớp Nguyễn Duy Hiệu) – Cương là ca sĩ của lớp, “Ai lên xứ hoa đào”, “Biệt kinh kỳ” với tiếng hát ngọt ngào
của cô bé tóc dài, buộc tròn thả dọc lưng thon – Hoa, em Cương hướng dẫn mình
nấu chè, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván…đá bào nhuyển.
Vùng Đông Nam bộ bắt đầu
mùa mưa vào tháng 5, tháng 6. Sáng sớm, Thái gánh chè lên chợ, trời đổ mưa bán
ế, trưa ăn thay cơm. Con không quen, ỉa chảy, không tiền mua thuốc, nhưng Trời
thương, rồi cũng qua.
o O o
Tình cờ có anh hỏng xe,
ngồi tâm sự, biết cùng hải quân, anh là thượng sĩ. Anh mời lên Saigon, nhà ở
quận 4, anh tặng đồ nghề, mấy thùng sách, nào là “Thiên Long Bát Bộ”, “Anh Hùng Xạ Điêu”, “Phong Thần diễn nghĩa”, “Cô
gái Đồ Long”…Mình nghĩ : cho thuê sách. Không may, Nông trường cao su giải
tỏa đất lấn chiếm, dỡ nhà ! Dì Ba Nhựt cho ở nhờ, “túp lều của chú Tom” không biết lớn cỡ nào, nhưng “nhà” mình, mái lá, không vách, gần cầu
tiêu lộ thiên nhà hàng xóm.
Dầu Giây là vùng đất hứa,
nơi dung thân của nhiều anh em sĩ quan cải tạo như mình, rất đông bà con
nhập cư, từ miền Trung vào sinh sống. Có lẽ vậy, nên nhiều người thích đọc
sách, đễ lãng quên phần nào trong cuộc đời khốn khó. Mỗi ngày cho thuê gần trăm
cuốn sách, mỗi cuốn 50 xu, tiền cọc 20 đồng. Công việc phù hợp với Thái, mỗi
ngày có 50 đồng ! bằng 15 ký gạo. Mình dùng nửa tiền cọc, mua thêm sách…
Cán bộ địa phương đa số
cũng là dân nhập cư, nên có phần cảm thông với những số phận long đong, Chú Tám
Hiền – Phó chủ tịch xã Bàu Hàm 2 (đã mất
1993), chú Thanh (bây giờ Bí thư
Huyện ủy), chú Sang, chú Cắm, chú Tài, Bác Hai Trác (Chủ tịch - đã mất). Biết bao ân tình không thể trả, Dầu Giây là quê
hương thứ hai của mình.
Đoàn cán bộ Huyện
Thống Nhất kiểm tra, quy tội “tàng trữ
văn hóa đồi trụy” , tịch thu sạch, kể cả tự điển. Hậu quả càng thê thảm
hơn, khi khách trả sách, lấy lại tiền cọc ! Nhìn con thơ mà cười ra nước mắt.
Khánh Phương giữ em, hai vợ chồng vào rẫy hái chôm chôm, kiến cắn đỏ người, ì
ạch đẩy hai giỏ chôm chôm, hơn ba cây số đường đất đỏ, lời 15 đồng, chưa đủ trả
lại tiền cọc một cuốn sách !
Không tiền, cả nhà ăn chuối chiên, bánh bèo chịu của bà T. (Mẹ Thầy Đạt)
Trước nhà bác Tài Liễng
còn khoảnh đất trống, xin bác, mình dựng “túp lều”. Hợp tác với Lộc (mất 1996) – thợ gò, hàn – mua khung xe đạp hỏng, hàn,
sơn lại, có đồng ra đồng vào. Thái, Khánh Phương (7 tuổi) tập vá xe đạp ! Nghĩ lại mà lòng đớn đau thương vợ con và
cho một quảng đời chìm nỗi. Túp lều kiêm tiệm sửa xe, không cầu tiêu, Khánh
Phương phải chạy vào lô cao su khá xa, nên đành tập…nhịn !
Cuộc sống quá cơ cực, mình
nhờ anh Trang (Hải quân), xin xe đưa
Thái cùng ba con về Đà Nẵng, Khánh Phương ở lại với Ba. Gần tuần sau, hai cha
con ngồi nhớ mông lung…Bỗng Phương kêu lên :”-
Ba ơi ! Mẹ kìa…” Ôi trời ơi, nhìn mấy mẹ con, thân tàn ma dại như chạy
giặc, chân không dép, đen đúa như cái bang ! “- Xe đến Đại Lãnh bị…lụt, nằm chờ, không có gì ăn, xin xe quay lại…”
Khánh Phương lớp hai, Thục Nghi lớp một. Gần cuối năm 1981, Thái đau bụng dữ dội. Bệnh viện Thánh Tâm – Hố Nai chẩn đoán viêm đại tràng, thuốc trụ sinh mấy ngày, không thuyên giảm. Mình dìu Thái trốn khỏi Thánh Tâm, lên Saigon, bác sĩ bệnh viện Hùng Vương khám xong hô “cấp cứu – mổ ngay, thai ngoài tử cung”. May nhà có phúc, nhưng “triệt sản” từ đây !
THĂM QUÊ
Hôm tôi về thăm quê hương
Đất phù sa Gò nổi
Dòng sông Thu chẳng hề thay đổi
Hợp rồi chia ôm ấp trọn tình người
Như lòng dân Gò Nổi với đời
Lao xao sóng gợn vẫn lời thuỷ chung
Xa quê lòng nhớ khôn cùng
Cây đa Bàng Lãnh kiên trung đợi chờ
Đạn bom lữa dội từng giờ
Quê tôi cày nát, rừng ngơ ngác buồn
Chẳng còn gì nữa đâu
Lối cũ làng xưa
Đây Xuân Đài đồng nội
Mộ Hoàng Diệu với từng cơn bão nổi
Sinh ở đất Gò, địa táng cũng ngàn năm
"Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm"
Gò Nổi ta ơi lòng Mẹ thăng trầm
Đất "Ngũ Phụng Tề Phi" rạng ngời gương chính khí
Hôn tôi về thăm quê hương
Đò xuôi sóng vỗ
Bãi dâu xanh tơ vàng ánh nước
Lối cũ đến trường nhớ chuyện ngày xưa
Lối cũ đến trường hai buổi sớm trưa
Chiều Bảo An nghe miên man dòng nhớ
Trần Cao Vân âm vang muôn thuở
Đất phù sa Tư Phú rạng danh Người
"Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi"
Lời ru nhớ mãi muôn đời
Tình non tình nước tình người thuỷ chung
Phan Nguyễn Châu Uyên
Ngã ba Dầu Giây - Đồng Nai
1982
Khánh Phương lớp hai, Thục Nghi lớp một. Gần cuối năm 1981, Thái đau bụng dữ dội. Bệnh viện Thánh Tâm – Hố Nai chẩn đoán viêm đại tràng, thuốc trụ sinh mấy ngày, không thuyên giảm. Mình dìu Thái trốn khỏi Thánh Tâm, lên Saigon, bác sĩ bệnh viện Hùng Vương khám xong hô “cấp cứu – mổ ngay, thai ngoài tử cung”. May nhà có phúc, nhưng “triệt sản” từ đây !
Vậy là đêm ở bệnh viện, gần sáng đón xe về
Dầu Giây với con, sửa xe kiếm tiền, nhờ quán cơm Hoa Thời Trang – chú Mỹ - cho
con ăn chịu. Cứ thế ! hơn một tháng Thái đã khỏe, mình đở vất vả hơn.
Hậu quả, Thái không còn thích chuyện vợ
chồng, mình mới hơn ba mươi !
“ Quy y từ thưở
mặn nồng
Lữa tình rực
cháy tấm lòng từ bi”
Đêm về trằn trọc, những cuốn sách là người
bạn thân thiết, dỗ dành giấc ngủ…
Đầu năm 1982, nhờ Thầy Đức (Hiệu trưởng – Trường Bàu Hàm 2) xin cho
Thái học lớp “sư phạm cấp tốc” dạy
cấp 1. Thời gian này Đồng Nai thiếu giáo viên trầm trọng. Sau ba tháng học ở
Biên Hòa, Thái được phân công về trường Bàu Hàm 2. Mình đã có cơ hội làm quen
các Thầy, nhất là Thầy Huỳnh Văn Ba (đã mất) – Trưởng phòng Giáo dục huyện
Thống Nhất, quê Gò Nổi, Điện Bàn – Mình tặng thầy bài thơ :
THĂM QUÊ
Hôm tôi về thăm quê hương
Đất phù sa Gò nổi
Dòng sông Thu chẳng hề thay đổi
Hợp rồi chia ôm ấp trọn tình người
Như lòng dân Gò Nổi với đời
Lao xao sóng gợn vẫn lời thuỷ chung
Xa quê lòng nhớ khôn cùng
Cây đa Bàng Lãnh kiên trung đợi chờ
Đạn bom lữa dội từng giờ
Quê tôi cày nát, rừng ngơ ngác buồn
Chẳng còn gì nữa đâu
Lối cũ làng xưa
Đây Xuân Đài đồng nội
Mộ Hoàng Diệu với từng cơn bão nổi
Sinh ở đất Gò, địa táng cũng ngàn năm
"Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm"
Gò Nổi ta ơi lòng Mẹ thăng trầm
Đất "Ngũ Phụng Tề Phi" rạng ngời gương chính khí
Hôn tôi về thăm quê hương
Đò xuôi sóng vỗ
Bãi dâu xanh tơ vàng ánh nước
Lối cũ đến trường nhớ chuyện ngày xưa
Lối cũ đến trường hai buổi sớm trưa
Chiều Bảo An nghe miên man dòng nhớ
Trần Cao Vân âm vang muôn thuở
Đất phù sa Tư Phú rạng danh Người
"Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi"
Lời ru nhớ mãi muôn đời
Tình non tình nước tình người thuỷ chung
Phan Nguyễn Châu Uyên
Ngã ba Dầu Giây - Đồng Nai
1982
Thái được đi học sư phạm, nhân tiện mình
xin cho Lan - nhà đối diện - đi cùng. Má Lan (Bà Cấp – mất 2008) nhìn mấy cha con,
chiều về hiu quạnh dưới túp lều quá tệ, nên cho ở nhờ. Nhà Má Cấp hai tầng
khang trang, Lan đi không người trông nom, Má dọn về dưới rẫy…Thật mà như mơ,
các con có chỗ ngủ đàng hoàng, vệ sinh không phải chạy vào lô cao su xa ngái !
Thục Nghi bị chàm ăn chân, lỡ loét, nghe lời lang băm, mình dùng thuốc rê bó
chân con, con say thuốc, tái xanh, suýt chết.
Mình lại mở lớp dạy kèm, luyện thi “một thầy, vài trò…con nheo nhóc bốn đứa”.
Đến bây giờ, mình không hiểu nhờ “nghị
lực” nào, mình đã vượt qua ?
Mấy tháng sau, mình cũng xin đi học “sư
phạm cấp tốc”, lý lịch như mình mà được đi dạy, nghĩ cũng lạ ! Nhập trường hai
ngày, mình được bầu làm lớp trưởng, có giấy mời lên Sở Giáo Dục Đồng Nai gặp
ông Ba Th. – Giám Đốc sở - . Ông Th. Lật đi lật lại hồ sơ của mình rồi hỏi “-
Tại sao anh xin đi học sư phạm ?” Mình lo lắng và hồi hộp, phen này thì thôi
rồi, mình mong ước được làm những gì hợp với mình, thế mà…
-
Thưa
chú, ngày còn là sinh viên, tôi đã ước mơ làm thầy giáo, thời gian qua, sau khi
đi cải tạo về, tôi đã dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ địa phương, nếu chú cho,
tôi sẽ tiếp tục ước mơ của mình, còn không thì tôi cám ơn và chào chú !
-
Vậy
anh có hiểu nền giáo dục nào cũng phải phục vụ chính trị cho chế độ ấy không ?
-
Thưa
tôi hiểu !
-
Thôi
được, anh tiếp tục về trường…
Ôi ! cái điều lo nghĩ đã qua, từ bây giờ
bốn đứa con, được ăn theo cha mẹ, có gạo, nhu yếu phẩm hằng tháng, không còn
phập phồng bữa đói, bữa no, không còn ăn chịu bánh bèo, chuối chiên với dầu cao
su !
Ban cán sự lớp được ở phòng riêng, cuối
tuần về nhà, trong lớp đa số là nữ, từ khắp nơi thuộc tỉnh Đồng Nai. Những
khuôn mặt trẻ trung, hồn nhiên đã đưa mình vào mộng mị…
“Hãy quên đi một
chuyện tình buồn
Vừa len lén vào
hồn nhung nhớ
Dặn lòng quên sao
nghe lòng nức nở
Nhớ ai cười mà mắt
biếc long lanh…
Hãy quên đi, một chuyện tình mong manh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét