Căn nhà mái tole, nhưng mát mẻ, hai cây xoài trước sân, mảnh vườn nho
nhỏ. Quán tạp hóa trước ngõ, mắm, muối, dầu chè…Mình mua chiếc TV màu, mỗi tối
cả xóm đến xem, nói cười rộn rã…
Địa phương cho ruộng canh tác. Xóm Hố linh thiêng, hầu hết là bà con
Quảng Nam, anh Tình mì Quảng, anh Pha (Trung úy BB) - Chị Hòa, anh Khánh (Đại úy BB - USA), Chị Lệ Phương - anh Tòa (Đại úy BB –
cha của Hoài Linh - USA), anh Năm Bọ, Dí Bá (Dũng, Mận…- USA), anh Đông xe Lam,
chú Sự, anh Hòa, Bác Sáu Khang (đã mất)
có vườn sầu riêng, chôm chôm ngút mắt…Chỉ gần hai năm thôi, bao nhiêu tai nạn
giao thông đã xãy ra, trên hai đầu dốc Ba Cô - Xóm Hố. Con chú Vạn – bé Chù - lon ton
chạy theo cha phơi lúa, xe be đâm vào nhà chú H. lái xe và cả những người ngồi
trên cabin chết cháy, Thục Nghi lượm củi cao su, tắm hố bom, may nhờ các anh đi
cùng…nắm tóc kéo lên ! Lần khác, qua nhà anh T. bên kia đường, mượn bao tải về gặt
lúa, Nghi bị xe “húc” văng vào lề
đường, suýt chết. Mình đạp xe về, chở Khánh Phi theo sau, ngang nhà, chưa kịp
dừng, Phi nhảy xuống, chạy băng qua đường, tiếng xe ô tô phanh gấp, rít lên mặt
đường nhựa…
Từ Phòng Giáo dục về, ngồi trên xe Lam, xe mất phanh lao vào xe tải,
hoảng hồn mình phóng xuống, “tụt” cả
mảng da tay, còn xe Lam ủi vào đống cát bên đường, mọi người không sao cả ! Nằm
nhà với cánh tay băng bó, buồn tênh. Bỗng Thục Nghi la lên hốt hoảng :”- Phi rớt giếng Ba ơi !” Mình nhảy
xuống, vớt con lên, nâng Phi lên khỏi đầu, mọi người thả dây, kéo hai cha con,
may giếng đào, nước cũng không sâu.
Cái dốc xóm Hố đầy tai ương, Thục Nghi (10 tuổi) lén đạp xe lên chợ, xe
không phanh, lúc về thả dốc, chạy như tên bắn, quá nhà lên đầu dốc bên kia hơn
trăm mét mới dừng’
Phạm Hữu
Phước lúc này chuyển nghề, làm anh phó nhòm chụp hình đám cưới :”- Mầy có nghe chương trình ODP không ?”
Anh Tòa, anh Khánh, anh Pha góp ý “- Đi Biên
Hòa xem sao ?” Kéo nhau photo giấy tờ ra trại, gởi sang Bankok, mình chưa đủ
ba năm (20/6/75 – 20/11/77). Mong ngày ra đi, tìm tương lai cho con.
“ Đánh Xuân Lộc không được, giờ đây Quân Đoàn
4 cộng quân tập trung quân đánh vào khu vực Ngã
Ba Dầu Giây, là vị trí trách nhiệm trấn giữ thuộc Trung Đoàn 52 Bộ Binh của
Đại Tá Ngô Kỳ Dũng. Muốn đi vòng Xuân Lộc để tiến về Biên Hòa và Sài Gòn, thì
Quân Đoàn 4 cộng quân phải đánh bứt các vị trí của Trung Đoàn 52, để từ đó theo
Quốc Lộ 20 tuôn xuống phía Nam. Đại Tá Dũng và chiến sĩ của ông ở trong một
tình thế thật hung hiểm, số ít đối đầu với số đông đã đành, mà địa thế khá là
bằng phẳng và trống trãi ở khu vực trách nhiệm rất không thuận lợi cho một cuộc
phòng thủ lâu dài. Phía cộng sản, với giá nào chúng cũng phải đánh thủng chiến
tuyến, dù có phải thí quân tàn bạo đến như thế nào đi nữa. Ngày 13.4.75, trận đại
chiến giữa Trung Đoàn 52 và quân cộng bắt đầu tái diễn. Vẫn một trận bão pháo
kinh khủng trút vô giới hạn xuống vị trí của Tiểu Đoàn 1/52 . Dứt pháo, Trung Đoàn
33 cộng quân thuộc Sư Đoàn 6, hò hét xung phong biển người lên giao thông hào
của chiến sĩ Tiểu Đoàn 1/52 đang trấn giữ ấp Phan Bội Châu. Quân ta vừa chống
trả vừa lùi dần về phía Ngã Ba Dầu Giây.
Đại Tá Dũng lệnh cho Tiểu Đoàn 3/52 của Thiếu Tá Mỹ cấp tốc hành quân đến giải
vây cho Tiểu Đoàn 1/52, rồi cùng kéo về ấp
Nguyễn Thái Học. Nóng lòng cuộc tử sinh của chiến hữu, hai đại đội còn lại
của Tiểu Đoàn 3/52 suốt đêm lầm lũi xuyên qua những cánh rừng lá thấp bụi rậm
giăng mắc, để cuối cùng bắt tay được với 1/52. Hai tiểu đoàn quân số đã sụt
xuống con số đau lòng, chỉ còn 1/3 số tay súng khỏe mạnh, cùng bảo vệ nhau kéo
ra khỏi Ngã Ba Dầu Giây, trong khi đó
thì Tiểu Đoàn 2/52 đã tách ra khỏi Trung Đoàn để về trấn giữ tỉnh lỵ từ mấy
ngày trước theo lệnh của Chuẩn Tướng Đảo. Như vậy, Đại Tá Dũng chỉ có thể xoay
sở với hai tiểu đoàn thiếu của ông để chống ngăn cơn sóng hung bạo của cả một sư
đoàn lên đến 9 tiểu đoàn.”
“…. Trận đánh đẫm máu tại ngã ba Dầu Giây vào chiều ngày 15/4/1975:
Chiều ngày 15 tháng 4/1972, bộ tư lệnh quân đoàn 4 CSBV điều động sư đoàn 341 tổng trừ bị phối hợp với 2 trung đoàn của CT7, 1 lữ đoàn chiến xa T 54, một số tiểu đoàn đặc công, tổng quân số khoảng 20 ngàn, đã đồng loạt tấn công cường tập vào tuyến phòng thủ trung tâm của chiến đoàn 52 tại ngã ba Dầu Giây. Sự tương quan về lực lượng quá chênh lệch, 1 người lính của chiến đoàn 52 phải chống trả với 10 Cộng quân, ngoài ra đối phương còn áp đảo về hỏa lực pháo binh.
Trận chiến diễn ra thật khốc liệt ngay từ những giây phút đầu. Với chiến thuật sử dụng pháo để khống chế chiến trường, sau đó tung bộ binh tấn công bằng biển người có chiến xa yểm trợ, sau 3 giờ giao tranh đẫm máu, Cộng quân đã tràn ngập các cụm điểm phòng ngự của chiến đoàn 52, chia cắt sự liên hoàn trong phòng thủ của các đơn vị thuộc chiến đoàn này dọc theo Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Một điều không may xảy ra cho chiến đoàn 52 là do trời tối, 4 chiến xa M 48 lại bị trúng đạn pháo kích của CQ, Không quân khó quan sát để thực hiện các phi vụ oanh kích, nên sự yểm trợ hỏa lực của Thiết giáp và Không quân cho các vị trí của chiến đoàn 52 gần như bị tê liệt."
Chiều ngày 15 tháng 4/1972, bộ tư lệnh quân đoàn 4 CSBV điều động sư đoàn 341 tổng trừ bị phối hợp với 2 trung đoàn của CT7, 1 lữ đoàn chiến xa T 54, một số tiểu đoàn đặc công, tổng quân số khoảng 20 ngàn, đã đồng loạt tấn công cường tập vào tuyến phòng thủ trung tâm của chiến đoàn 52 tại ngã ba Dầu Giây. Sự tương quan về lực lượng quá chênh lệch, 1 người lính của chiến đoàn 52 phải chống trả với 10 Cộng quân, ngoài ra đối phương còn áp đảo về hỏa lực pháo binh.
Trận chiến diễn ra thật khốc liệt ngay từ những giây phút đầu. Với chiến thuật sử dụng pháo để khống chế chiến trường, sau đó tung bộ binh tấn công bằng biển người có chiến xa yểm trợ, sau 3 giờ giao tranh đẫm máu, Cộng quân đã tràn ngập các cụm điểm phòng ngự của chiến đoàn 52, chia cắt sự liên hoàn trong phòng thủ của các đơn vị thuộc chiến đoàn này dọc theo Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Một điều không may xảy ra cho chiến đoàn 52 là do trời tối, 4 chiến xa M 48 lại bị trúng đạn pháo kích của CQ, Không quân khó quan sát để thực hiện các phi vụ oanh kích, nên sự yểm trợ hỏa lực của Thiết giáp và Không quân cho các vị trí của chiến đoàn 52 gần như bị tê liệt."
Hỡi các vong hồn tử sĩ, là người Việt Nam. Nguyện
cầu anh linh các vị sớm siêu thoát ! Về cõi Vĩnh Hằng.
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Quang Dũng
Nơi này
không ổn, nhân dịp trường Ngô Quyền qui hoạch, phân lô cho giao viên làm nhà, lại cần mua bắp trả nợ “đối lưu” xi-măng,
làm nhà cho Lũy. Mình bán nhà cho cô T. công tác tại phòng Thương nghiệp, huyện
Thống Nhất, chưa được hai tháng, cô T. bị xe tông chết trước nhà ! Chú Vạn cô Thỏa
mua lại, cũng đầy chuyện không may…
Chú Tám Hiền (đã mất 1995)
hướng dẫn mua vật liệu xây dựng với giá phân phối, anh Năm Hường thi công, nhà
xây không tô, mái tole. Rút kinh nghiệm, cửa nẻo đàng hoàng, có chuông nuôi
heo. Mình dạy thêm tại nhà, học trò nghèo trả học phí bằng chôm chôm, em nào
khó quá thì thôi. Hè đi bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 9 ở Huyện, việc trường
bận rộn luôn tay.
Cuối niên khóa 1987 – 1988, mình được phân công phó chủ tịch hội đồng
coi thi huyện Vĩnh Cửu. Vừa về đến nhà nhận được điện tín của Lũy “ Ba đã mất, anh về ngay” – Đó là ngày
30/5/1988 (15/4 âm lịch, Mậu Thìn).
Mượn thêm ít tiền cùng Khánh Phương, Khánh Phi về tang ông Nội. Nhờ anh
Trang xin xe tải quá giang, đến Phan Rang xe hỏng, ba cha con thuê phòng trọ
qua đêm, nhờ xe đi tiếp về Đà Nẵng. Đến nhà Lũy, Ba đã được an táng bên mẹ tại
Cẩm Hà ! Vậy là không thấy mặt cha lần cuối !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét