Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

HẬU DUỆ HOÀNG DIỆU

HẬU DUỆ CỤ HOÀNG DIỆU

Tấm gương trung liệt của cụ Hoàng Diệu - Tổng đốc Hà Ninh, đã cùng quân, dân Hà Nội quyết tử giữ thành khi giặc Pháp tấn công, cách đây khoảng 128 năm trước (1882) được khắc ghi trong lịch sử nước nhà và người đời truyền tụng, ngợi ca: “Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện. Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm” (Tôn Thất Thuyết). Nhưng, có thể nói rằng, rất ít người biết chuyện hậu duệ cụ Hoàng Diệu - những người học rộng, tài cao, đóng góp công sức rất lớn cho sự phát triển của đất nước, quê hương...

· Địa linh sinh nhân kiệt

Tộc Hoàng (Huỳnh) là một trong số dòng tộc có nhiều người nổi tiếng học cao, hiểu rộng; văn hay, chữ tốt của làng Xuân Đài, một trong số các ngôi làng trù phú trên đất Gò Nổi (nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Có một câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại về sự hình thành nên vùng đất Gò Nổi nằm giữa dòng Thu Bồn, con sông khởi nguồn từ đỉnh núi mẹ Ngok Linh trong dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Chuyện đã được người Gò Nổi truyền miệng qua nhiều thế hệ. Rằng, xưa kia có một con cá kình to lớn từ biển Đông lội vào cửa Đại Chiêm rồi ngược dòng sông Thu Bồn lên thượng nguồn. Khi lội tới đây, cá kình kiệt sức nằm lại và hóa nên Gò Nổi (gồm 3 xã: Điện Phong, Điện Trung và Điện Quang). Địa linh sinh nhân kiệt nên đất này có lắm người tài giỏi; nhất là các ngôi làng nằm ở vùng bụng cá kình như: Xuân Đài, Bảo An...

Các cụ già cao niên nhất còn nói với tôi rằng, trong các gia phả tộc họ ở xã Điện Quang, còn ghi rõ: Vào thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1991 – 1725), mảnh đất đầu Gò Nổi này có 4 ngôi làng: Phi Phú, Ân Phú, Xuân Châu và An Phú, phong cảnh hữu tình, giao thông đường thủy về cửa Đại Chiêm thuận lợi; do vậy lúc có ý định dựng kinh đô ở phía Nam, Chúa Nguyễn Phúc Chu “ngắm nghía” đất này và đã cho các thầy địa lý đến tìm hiểu phong thủy. Tuy nhiên, việc lập kinh đô bất thành, vì các thầy địa lý bẩm báo với Chúa Nguyễn rằng, đất ở đây “không chưn” (đất đào lên lấp lại không đầy), không thể xây dựng cung điện, đền đài. Cho nên, sau khi từ bỏ ý định lập kinh đô tại đây, Chúa Nguyễn đã cho gom hai làng Phi Phú và Ân Phú để hình thành làng có tên mới là Bến Đền; đổi tên làng An Phú thành Bảo An; làng Xuân Châu thành Xuân Đài...

Chuyện huyền thoại về vùng đất, chuyện truyền miệng trong dân gian là thế; còn sự thật thì các làng ở vùng đất Gò Nổi, đặc biệt một số ngôi làng như: Xuân Đài, Bảo An... từ bao đời nay đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhân sĩ, trí thức. Làng Xuân Đài có hai vị tướng quân “sanh vi tướng, tử vi thần”, được thờ phụng trong đình làng, hằng năm được dân làng cúng giỗ trọng vọng; đó là cụ Đoàn Ngọc Tài, Đô đốc thân tướng của Trần Quang Diệu, đã tuẫn tiết khi bị Nguyễn Ánh vây thành và cụ Hoàng Diệu, Tổng đốc Hà Ninh, quyết tử với Hà thành khi giặc Pháp tấn công. Người làng Xuân Đài vẫn luôn nhắc nhở nhau về tấm gương trung dũng, tiết liệt của các cụ, thậm chí khắc thành đối liễn treo trước bàn thờ trong đình làng: “Uy danh như Đoàn Đô đốc. Tiết liệt như Hoàng Tướng công”...

Còn riêng với họ Hoàng của làng Xuân Đài, chỉ kể từ đời cụ Hoàng Diệu về sau người tài giỏi không hiếm... Theo lời các bậc trưởng lão, họ Hoàng ở làng Xuân Đài có gốc từ Hải Dương, khoảng 400 năm trước Thủy Tổ họ Hoàng vào đây lập nghiệp và đã truyền 14, 15 thế hệ. Cùng với nhiều dòng tộc khác sinh cơ lập nghiệp trên đất Gò Nổi, họ Hoàng làng Xuân Đài “xứng danh” là dòng tộc hiếu học. Chỉ tính gia đình cụ Hoàng Văn Cự (bố cụ Hoàng Diệu), có 7 người con, trong đó một người học giỏi, song bị bệnh mất sớm; còn lại 6 người đều đỗ đạt thành tài: 1 phó bảng, 3 cử nhân và 2 tú tài. Rồi từ đời cụ Hoàng Diệu về sau, con, cháu có rất nhiều người nối gót cha, ông học hành đỗ đạt thành danh, làm rạng rỡ tông môn. Điều ấy, trong Sách Quốc Sử quán triều Nguyễn cũng ghi chép rành rành: “Quảng Nam là vùng đất học, có số lượng người thi đỗ nhiều nhất so với các tỉnh phía Nam đèo Hải Vân. Có trên 20 gia đình liệt vào hàng thế khoa (nhiều người đỗ); tiêu biểu có họ Hoàng làng Xuân Đài, cha con, anh em, bác, chú, cháu đều thi đỗ...”.

· Trung, hiếu vẹn toàn...

Đất Gò Nổi có truyền thống lâu đời về nghề tằm tang, canh cửi. Những ngày Giêng, Hai, đi dọc biền dâu xanh ngát nằm của vùng đất Gò Nổi bên dòng Thu Bồn, tôi chợt nhớ chuyện bà mẹ cụ Hoàng Diệu với chiếc roi dâu gửi cho con để dạy con làm quan, làm người... Chuyện rằng, khi làm quan ở kinh đô Huế, cụ Hoàng Diệu được vua ban cho sâm, nhung, gấm, lụa... bèn gửi về biếu mẹ già ở quê. Bà mẹ nhận được quà chẳng những không vui mà còn gói số quà đó cùng cây roi dâu gửi lại cho cụ Hoàng Diệu. Thì ra, bà mẹ nghĩ những đồ vật quí giá kia là của đút lót, biếu xén cho “quan”; nên gửi trả cho cụ Hoàng Diệu kèm cây roi dâu quê nhà, cốt hàm ý răn dạy con về đạo làm người phải biết trung, hiếu vẹn toàn, làm quan phải thanh liêm, chính trực... Ấy là bà mẹ nghĩ oan cho người con trai, chứ thực tế thì con người của cụ Hoàng Diệu trung, hiếu vẹn toàn. Thậm chí, với cụ thì thờ vua cho trọn đạo cũng là giữ chữ hiếu với cha, mẹ: “Không trung với vua sao gọi hiếu, dám đâu để tủi đến mẹ già”...

Và, dường như những người con họ Hoàng của làng Xuân Đài đều lấy chữ “Hiếu” làm trọng, nên họ xem chữ “Hiếu” hơn cả công danh, sự nghiệp. Ví như em trai cụ Hoàng Diệu là cụ Hoàng Văn Bảng học giỏi thi đỗ tú tài, cử nhân rồi ra làm quan Án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh... Đến khi cụ Hoàng Diệu tuẫn tiết với Hà thành, cụ Bảng bèn cáo lão về quê phụng dưỡng mẹ già. Đến các đời con, cháu, chắt cụ Hoàng Diệu, cụ Hoàng Văn Bảng cũng vậy. Rất nhiều người vì muốn làm tròn hiếu đạo với cha, mẹ mà sẵn sàng từ bỏ chốn quan trường...

Trên cuộc hành trình tìm kiếm hậu duệ cụ Hoàng Diệu, tôi đã biết được nhiều chuyện thú vị. Đó là chuyện cụ Hoàng Diệu kết làm sui gia với cụ Phạm Phú Thứ, một trong số đại thần triều nhà Nguyễn có quan điểm canh tân đất nước trong những năm cuối thế kỷ 19. Cụ Phạm Phú Thứ cũng là người con Gò Nổi, ở làng Đông Bàn (xã Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam). Cụ Phạm gã con gái là bà Phạm Thị Xuân Nga làm vợ con trai đầu cụ Hoàng Diệu là ông Hoàng Tuấn. Nối gót cha, ông Hoàng Tuấn thông minh, siêng học, văn chương lỗi lạc, năm 25 thi đỗ tú tài ra làm quan, đến năm Thành Thái 12, ông hồi hương phụng dưỡng mẹ già. Năm Duy Tân thứ 8, ông đã được triều đình thăng thọ Hàn Lâm Viện Thị Độc... Ông Hoàng Tuấn lại làm sui với cụ Lê Đình Đỉnh, ở làng Na Kham, Tổng đốc Hà Nội sau cụ Hoàng Diệu, gã con gái là bà Hoàng Thị Tuất làm vợ Lê Đình Dương, con trai cụ Đỉnh. Mà Lê Đình Dương không ai xa lạ, là bạn học của ông Hoàng Văn Kiểm là con trai đầu ông Hòang Tuấn, cháu đích tôn cụ Hoàng Diệu. Năm 1915, Lê Đình Dương thi đỗ Y sĩ Đông Dương, song ông tham gia Quang Phục Hội theo vua Duy Tân khởi nghĩa chống Pháp nên bị Pháp bắt kết án tù 20 năm khổ sai, đày lên Buôn Mê Thuột và mất tại nhà lao sau 3 năm bị giam. Còn ông Hoàng Văn Kiểm, học cùng lớp với Lê Đình Dương ở Quốc học Huế, học giỏi, thông thạo chữ nho, chữ Pháp, lẫn chữ Quốc ngữ... Nhưng, ông Kiểm đã không theo chuyện học hành tới cùng như Lê Đình Dương, mà khi biết ở quê nhà cha, mẹ già thiếu người chăm sóc, ông đã xếp bút nghiên về quê để làm tròn bổn phận người con hiếu thảo, lo chuyện từ đường...

Nhắc đến ông Kiểm, người dân Gò Nổi và bờ Bắc sông Thu Bồn đều xem ông như một nhà cách tân kinh tế trong vùng. Hỏi ra mới biết, hồi đó vùng này không có thủy lợi nên mùa màng bà con nông dân thất bát. Ông Kiểm bỏ tiền túi ra mua máy bơm nước hiệu Thụy Điển mang về làng, sáng lập Công ty Thủy lợi Hòa Hưng, be bờ, đắp đập tưới nước cho các cánh đồng; giúp đỡ dân nghèo...

Em trai ông Hoàng Tuấn là ông Hoàng Hiệp, cũng là ấm sinh, tinh thông văn học, am tường tướng số, địa lý. Tuy bỏ đường quan lộ, theo nghề nông tang nuôi dưỡng mẹ già, song ông Hiệp cũng là người yêu nước, giao du với nhiều chí sĩ, lãnh trách nhiệm kinh tài cho phong trào Nghĩa hội...

· Rạng danh con, cháu họ Hoàng

Nhiều cụ già ở làng Xuân Đài ngày nay vẫn còn nhắc chuyện ông Hoàng Phò đả hổ. ông Hoàng Phò là con trai thứ của cụ Hoàng Diệu cùng tuổi với Bác sĩ, Cư sĩ Phật giáo Lê Đình Thám (em trai liệt sĩ, Y sĩ Lê Đình Dương), học Quốc học Huế ra Hà Nội thi và tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương (Mesdecin Indochinois) loại ưu năm 1917. Ông Hoàng Phò giết cọp trừ hại cho dân vào những năm ông đang là Giám đốc Y tế tỉnh Quảng Ngãi. Tôi thầm nghĩ, một y sĩ chỉ quen nghề khám bệnh, cho thuốc, vậy mà đã dũng cảm đi giết được cọp dữ cứu dân, đúng là chuyện đáng lưu truyền hậu thế. Nhiều cụ ông, cụ bà của làng Xuân Đài tôi gặp, họ đều khẳng định rằng, hồi đó trong làng có lưu giữ những bài báo cùng với tấm ảnh ông Phò ngồi trên mình cọp sau khi đã bắn hạ nó. Chỉ tiếc rằng, chiến tranh giặc giã cày nát đất này nên những bài báo về ông Phò cũng thất lạc từ lâu...

Nhưng, mọi người vẫn không quên câu chuyện ông Hoàng Phò đả hổ. Thì ra, sau khi tốt nghiệp Y sĩ Đông dương, ông Phò được bố trí làm việc tại nhà thương Huế một thời gian, sau đó được điều vào làm Giám đốc Y tế tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời điểm ấy, có một con cọp dữ thường xuống làng Mỹ Khê gần núi Thiên Ấn bắt heo, người... Để trừ họa cho dân, ông Phò hăng hái xung phong cùng một Tây đồn tên là Rémy đi bắn cọp. Trong chuyến đi săn, Tây đồn bị cọp vồ nát bắp chân; ông Phò cũng bị cọp quật ngã làm rơi súng, song ông vẫn bình tĩnh nhặt súng bắn hạ gục nó. Cũng từ đó danh tiếng ông Phò “đả hổ” lan khắp vùng, cộng thêm tay nghề cao, tính tình khẳng khái, liêm chính nên ông được đông đảo nhân dân mến mộ... Điều đáng nói ở đây, tuy học nghề thuốc của người phương Tây, song ông Phò rất ghét bọn thực dân cướp nước, vì thế mà ông không được người Pháp ưu dùng. Làm việc ở Quảng Ngãi không bao lâu, họ chuyển ông Phò lên vùng cao nguyên, nơi có công trường thi công đường sắt răng cưa Tua Chàm – Đà Lạt, ở đây bệnh dịch tả, sốt rét đang hoành hành. Ấy thế, ông Phò vẫn lạc quan, làm việc giúp dân hết mình; đồng thời nghiên cứu thành công cách chữa trị các căn bệnh tả, sốt rét. Nghiên cứu này của ông Phò đã trở thành tài liệu tuyên truyền phòng chống dịch bệnh lúc bấy giờ...

Nếu như cụ Hoàng Diệu thông minh, hiếu học; 19 tuổi thi đỗ cử nhân, 25 tuổi đậu phó bảng ra làm quan thanh liêm, chính trực, vì nước, vì dân... thì lớp con, cháu cụ cũng không phụ lòng người đi trước. Trong gia phả họ Hoàng làng Xuân Đài còn ghi rõ, đời kế cụ Hoàng Diệu, họ Hoàng có 6 người thi đỗ cử nhân, tú tài; trong số đó có ông Hoàng Tuấn là con trai cụ Hoàng Diệu. Khi người Pháp đô hộ nước ta chuyển từ việc học chữ nho, sang chữ Quốc ngữ, chữ Pháp; cũng đã có 25 người họ Hoàng làng Xuân Đài thi đỗ Diplôme, tú tài Pháp, làm kỹ sư, giáo sư, dược sĩ, y sĩ... Đó là đời thứ 8 họ Hoàng, tính từ đời thứ 10 trở đi số lượng người học hành giỏi giang, đỗ đạt thành tài, mỗi đời phải xấp xỉ con số hàng trăm...

Thế hệ thứ 10 của họ Hoàng làng Xuân Đài có ông Hoàng Hân, gọi cụ Hoàng Diệu bằng cố nội, chỉ trong năm 1932 đã học và thi đỗ 3 bằng: Brevet Élesmentaire, Brevet d’Enseignement và bằng Diplôme. Những người con ông Hoàng Kỵ (ông Kỵ là con ông Hoàng Văn Bảng; gọi cụ Hoàng Diệu bằng bác ruột), có 7 người đỗ đạt thì trong đó 5 người sau là giáo sư đại học. Ông Kỵ đã từng làm quan nhà Nguyễn thời vua Duy Tân, Khải Định, được thăng chức Thị Giảng học sĩ. Còn những người con xuất chúng của ông Kỵ hẳn ai cũng biết, đó là các giáo sư đại học: Hoàng Phê (Ngôn ngữ học), Hoàng Qúy (Vật Lý), Hoàng Kiệt (Mỹ Thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (Toán học). Nhắc đến Giáo sư Hoàng Tụy thì không ai không thán phục. Ông đã có trên 100 công trình nghiên cứu về toán học được công bố trên các tạp chí toán học quốc tế; là người sáng lập ra Hội Toán học Việt Nam... cùng với các giáo sư Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm góp phần xây dựng nền toán học nước nhà phát triển như ngày nay. Nhiều nhà toán học lừng danh trên thế giới đều có hứng thú đối với “thuật toán” của Giáo sư Hoàng Tụy, còn gọi là “lát cắt Tụy” và những phương pháp để giải quyết bài toán cựu tiểu lõm. Các phương pháp này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của một chuyên ngành mới là tối ưu toàn cục... Năm 1996, Giáo sư Hoàng Tụy là một trong những nhà khoa học đầu tiên của nước ta được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh…
     Ngày xuân, thắp hương thơm viếng mộ cụ Hoàng Diệu trên cánh đồng làng Xuân Đài, băng qua những biền dâu xanh ngát bên cầu Kỳ Lam, tôi được nghe các cụ già “làm tằm ăn cơm đứng” kể về ông Hoàng Nam, cháu nội án sát Hoàng Văn Bảng (em ruột cụ Hoàng Diệu), là người đã canh tân và phát triển ngành dệt tại làng Xuân Đài vào những năm 1936-1937. Thời ấy mà ông Hoàng Nam đã “dám nghĩ, dám làm” tậu cả khung dệt máy ngoại về, dùng nguyên liệu tơ tằm địa phương dệt nên hàng lãnh Nam Vang và dệt Tusso. Sản phẩm dệt của ông Nam làm ra rất tinh xảo chẳng những bán khắp trong Nam, ngoài Bắc, mà còn sang cả thị trường Lào, Cao Miên...
   Chợt nghĩ rằng, dù theo nghề nông tang, hoặc đường quan lộ, những người con họ Hoàng của làng Xuân Đài cũng đã góp công rất lớn để hình thành nên một đội ngũ đông đảo danh nhân, chí sĩ của xứ Quảng và vùng đất Gò Nổi “địa linh nhân kiệt”. Và, thế hệ con, cháu của họ Hoàng cũng đã học hành đỗ đạt thành tài, cống hiến cho quê hương, đất nước, không phụ công ơn sinh thành của bậc tiền nhân và tấm gương trung liệt của cụ Hoàng Diệu thuở trước...

LONG VÂN
http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php?id=795&so=53

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

NỖI NIỀM - PHAN NGUYỄN CHÂU UYÊN - KỲ 6

…Rồi em Vân, cũng tử trận ở mặt trận Duy Xuyên, khi mới ra trường Sĩ quan Đồng Đế, mang lon chuẩn úy chưa đầy tháng, vì một viên đạn bắn sẻ vu vơ. Khắp xóm đồn đập tang ma của những thanh niên chưa tròn tuổi hai mươi…
Lê Văn Vân
    Mình hạnh phúc biết bao, khi chờ đón đứa con đầu lòng, con sinh ra đời tại nhà thương bà Quế, gần ngã ba Phan Chu Trinh – Trưng Nữ Vương, lúc 11g30 ngày 30/4/1973. Mình đặt tên Nguyễn Ngô Sa Huỳnh, vì mê cảnh đẹp của biển Sa Huỳnh - Quảng Ngãi, nhưng cha đặt tên khác, vì Huỳnh trùng tên với người trong họ, đã quá vãng. Vậy là Nguyễn Ngô Khánh Phương. Thái sinh khó, phải dùng máy hút, bác sĩ phải hút máu bầm trên đầu con, hậu quả Khánh Phương bị đầu méo vì phải nằm nghiêng.
    Tháng 5/1973, con chưa đầy tháng, mình thuyên chuyển về BTL/LLZP 213 ở Cam Ranh. Hơn hai tháng sau, về Đà Nẵng, đưa hai mẹ con theo vào. Trương Vĩnh Ninh (K23/HQNT) nhường chỗ ở cho mình tại khu gia binh CCYT/TV/Cam Ranh.
    Chưa ấm chỗ, BTL/LLZP 213 giải tán, để thành lập BTL/V5ZH ở Năm Căn - Cà Mau. Mình lại đưa Thái và con theo xe đò về Saigon, ở tạm nhà má chị Mỹ, gần cầu Hiệp Ân, Quận 8, chờ phương tiện xuống Năm Căn. Lênh đênh trên HQ404, mang theo chiếc võng cho Thái và Khánh Phương, mới hơn hai tháng tuổi. Tàu vào sông Bồ Đề, hai bên rừng đước, rừng tràm chạy dài hun hút. Thỉnh thoảng tiếng súng “tắc cù” đuổi theo…
    Tàu ủi bãi căn cứ Năm Căn, bồng bế con lên bờ, Thái say tàu, mặt mũi bơ phờ, nhưng Khánh Phương vẫn ngủ vùi. Tạm lấy trailler trong căn cứ làm tổ ấm. “ Muỗi kêu như sáo thổi “, Muỗi bám đầy mùng, nhìn trời không thấy trăng sao…!
Gia đình Khánh Phương
    Lúc này tại căn cứ Năm Căn gồm : BCH/LL Đặc nhiệm 211.2, GĐ72,73 Thủy bộ, GĐ 45 NC, CCHQ/Năm Căn, TDYT/Năm Căn, HĐ5ZP. Số sĩ quan mới chuyển về, tạm thời làm việc trong mấy gian nhà tiền chế do Mỹ để lại.
   Mình phụ tá cho Đại Úy Trung, phòng Tiếp liệu. Cùng về Năm Căn có Phạm Hữu Phước (BTL/V5ZH), Nguyễn Văn Hiếu (GĐ45NC), Lai Văn Hảo (TDYT/Năm Căn), Tuấn cà (K21 – GĐ73TB). Mình sang lại tiệm sách truyện của Trung úy Cập, cho thuê. Việc cấp phát dầu cho PCF, các tàu Alpha, Tango, giang đoàn đã đem lại cho mình nhiều “bổng lộc” bất ngờ. Thái nấu cơm tháng cho Phạm Hữu Phước, Trần Bá Côn (K19/HQ)…đến bây giờ, tiền cơm mấy thằng còn nợ !

o O o
    Mình đưa mẹ từ Đà Nẵng vào Saigon, rồi theo chuyến bay Caribu xuống Năm Căn. Thật hạnh phúc biết bao, khi có mẹ bên mình, có cơ hội phụng dưỡng. Nhưng Thái đã làm mẹ buồn, vì những suy nghĩ trẻ dại, không muốn ai chăm sóc cho chồng, ngoài vợ. nhưng mình bao giờ cũng là trẻ con dưới mắt mẹ, thế là mẹ chồng, nàng dâu muôn đời "cơm không lành, canh không ngọt" ? Thời gian sau, mẹ đòi về Đà Nẵng, lo cha không khỏe, khi vắng mẹ. Cả cuộc đời, mình chỉ có thời gian ngắn ngủi này bên mẹ, mỗi lần nghĩ lại, mình hối hận. Đời lính ở vùng Năm Căn ngắn ngủi và đầy bất trắc. “ Hãy luôn chăm sóc cha mẹ mình, đừng chờ đợi đến khi gọi là có thể. Dòng đời trôi đi theo năm tháng, nghĩ đến đền ơn sinh thành, có khi đã muộn rồi !”
Sông Bồ Đề - Năm Căn
   Lúc này, TLP/V5ZH Mai Trọng Truật phát hiện ra vị trí của mình, có thể làm ra tiền. Nhân chuyện cấp dầu cho Tuấn “” thử máy, chỉ ghi số 50 gallons, không viết chữ, hắn thêm số “4” thành 450 gallons. Mình bị kỷ luật, Lão Truật đẩy mình đi học tiếp liệu ở Saigon. Thế là dắt díu vợ con về tá túc nhà anh chị Vũ, Mỹ. Bác Bốn cho chiếc xe Goebel cũ, sửa lại làm phương tiện. Khoảng tháng 8/74 mãn khóa, về lại Năm Căn, tháng 10/74 xin thuyên chuyển về CCYT/TV Đà Nẵng do Đại Tá Vương Hữu Thiều làm chỉ huy trưởng, mang theo thư giới thiệu của HQ Thiếu tá Phạm Thọ. Trình diện HQ Thiếu tá Huệ - Trưởng phòng Tiếp liệu – Đặng Văn Dư (K21/HQNT), nhường lại căn nhà, khu gia binh Tiên Sa. Mua xe Honda 67 của cậu Bốn, cha mẹ mừng vô cùng. Trời mùa đông miền trung, gió rít qua mái tole,  lạnh buốt, mình về Đà Nẵng, đón cha sang chơi, thấy “cơ ngơi” của thằng con thế này, cha cũng an lòng. Khuya 25/11/1974, Thục Nghi ra đời, tại nhà hộ sinh cô H, ngã tư Phan Chu Trinh – Lê Đình Dương. Khoảng tháng 2/1975, Mình đi làm về,  Thái ôm bụng kêu đau, mình chạy đi mời bác sĩ, bác sĩ đang đánh bida, qua lời mô tả của mình, cho thuốc. Kết quả, Thái hư thai ! thai khoảng hơn tháng. Cha đưa về chôn cạnh chị Ái, sau này thất lạc…không biết gái hay trai !
Thục Nghi
    Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm, mình đón Tết Ất Mão (1975) cùng gia đình, cái Tết bình an cuối cùng, biển sóng lặng yên, chờ cơn bão tố…
o O o
   Những ngày đầu năm 1975, chiến trường khắp nơi sôi động.
   Ngày 10 tháng 3 năm 1975 : Ban Mê Thuột di tản
   Ngày 16/3/1975, Pleiku, Komtum, Phú Bổn và các tỉnh Cao nguyên trong giờ hấp hối, những con đường thoát chạy như 7B, 14, 19,20,21…đông nghẹt người.
   Ngày 18/3/1975, người dân Huế kéo vô Đà Nẵng để lánh nạn. Dòng người di tản chật cả đường phố, xe nghẹt cả đèo Hải Vân…
   Ngày 26/3/1975, toàn bộ gần 500 người lính và dân đã bị chìm tàu, bỏ mình tại bãi biển An Dương.
   Ngày 26/3/1975 Quảng Trị và Huế thất thủ.
   Chiều 27/3/1975, dân Đà Nẵng di tản. Tại cảng Đà Nẵng, các thương thuyền Nam Quan, Trường Thành, VishipcoLine…chở dân tị nạn. Trưa 28/3/1975, mình lái xe jeep từ Tiên Sa chạy về Đà Nẵng. Lúc này, cầu Trịnh Minh Thế vẫn còn thưa người. Cha mẹ nhất quyết không đi, mẹ mếu máo kéo chiếc TV, mấy cái quạt máy . Mình chạy qua nhà ông bà ngoại các cháu, đưa cả nhà ra xe, nhưng ông ngoại ở lại, nhìn cha mẹ rơi nước mắt, mình ấp úng không biết nói gì, kéo Lũy theo, về khu gia binh đón Thái và con. Giao nhà và tất cả đồ đạc cho em Ty – người giúp việc, em không đi – gởi gia đình cho các bạn cùng khóa trên HQ 504, lúc này đã hơn 19 giờ…
   Minh quay lại đơn vị, hôm nay mình là sĩ quan trực. Đến hơn 22g, mình chạy quanh căn cứ, bộ chỉ huy vắng ngắt, không thấy ma nào…lại chạy xuống cầu tàu, quan lính lổn ngổn trên LCM, vẫn còn tiếc chiếc xe honda 67, nhưng đành bỏ lại, lên PCF của HĐ1DP, chạy thẳng ra HQ 404. Gần đến Nha Trang, tất cả chuyển sang HQ 17, để HQ 404 quay lại Đà Nẵng…
    Đến Cam Ranh, nhìn bãi biển tiêu điều, nghe nói HQ 504 cho dân di tản xuống Cam Ranh, mình phân vân không biết gia đình ở đâu ? Mình tháo lon lá, không mũ nón, thuê xe chạy khắp các khu tạm cư, về đến cổng Mỹ Ca, lại nghe thân nhân hải quân được chở về Vũng Tàu. Trở lại bãi biển Cam Ranh, chỉ còn lác đác những xác chết bơ vơ trên cát, HQ 17 đi mất, chỉ còn chiếc tàu Mỹ - Henry Miller, mình xì xồ với thằng thủy thủ người Phi, may quá hắn cho lên tàu đi Phú Quốc.
    Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Nha Trang thất thủ.
   Phú Quốc tràn đầy quân binh chủng và dân di tản khắp miền. Một số tên lính biến chất TQLC, cướp của, giết người, bị xử bắn. Có lệnh tất cả quân binh chủng, phải về Saigon trình diện. Khoảng 20g ngày 10/4/1975, mình đi nhờ chiếc xuồng cơ hữu HQ 500 ra tàu, trên xuồng đã có HQThiếu úy Lê Quang Lệ Lan (con gái cựu tư lệnh Lê Quang Mỹ), HQ trung úy Học cùng hai thủy thủ, chở theo hai tạ gạo, nước mắm. Không may, khi kéo xuồng lên, bị đứt một đầu cáp, mình văng xuống biển. Biển tối om, sóng va đập thân tàu, xuồng treo lững lơ, nửa chìm xuống nước, cố tháo đôi giày cao cổ, trồi đầu lên bơi…Nhìn quanh, không thấy ai, màn đen một màu đen kịt. Trên tàu la hét, nhiều chiếc phao ném xuống, 15 phút sau, mình được thủy thủ PCF kéo lên, mọi người đang dõi tìm những người còn lại. Trên dây cáp móc vào phần lái chiếc xuồng, một thủy thủ đeo bám, tất cả được cứu, ngoại trừ Thiếu úy Lệ Lan ! Đau đớn thay, khi kéo xuồng lên, xác Lan mới trôi ra, nhưng muộn mất rồi ! Thiếu úy Lan đã bị bao gạo đè xuống mũi xuồng.
Phú Quốc
    Ngày 15/1975 về đến Căn cứ Hải quân Cát Lỡ - Vũng Tàu, mình vội vã về Saigon. Không còn gì vui hơn, khi thấy mọi người đã ở nhà anh chị Vũ, Mỹ. Lũy ở nhà Bác Bốn, bên chợ Bà Chiểu. Sáng hôm sau, vào BTL/HQ trình diện, rồi đem vợ con xuống Vũng Tàu.
   Căn nhà khu gia binh trống hoác, tìm võng treo cho Thục Nghi. Lúc này, con vừa tròn 4 tháng, Khánh Phương gần hai tuổi, không sữa, không cháo, không tiền. Được mấy hôm, nhìn con không đành lòng. Ngày 26/4/1975, đi ngược dòng người về Saigon, tá túc chi Mỹ, chị Mỹ mới sanh cháu Thắng, anh Vũ bị kẹt ở Đà Nẵng, không biết thế nào !
o O o
    Ngày 28/4/1975, mình ra Vũng Tàu, đến cầu Rạch Chiếc – Thủ Đức, xe cộ nghẽn đường, quay lui Tân Cảng, tìm phương tiện khác. Sáng 30/4/1975, mình vào BTL/HQ, cầu tàu vắng ngắt, còn trơ lại mấy con tàu hỏng, không thủy thủ, đang lơ ngơ lại gặp Văn In (K21/HQNT), hai thằng rủ nhau chạy về Cát Lái. Đến 11g hơn, nghe xôn xao Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, thế là hết !
   Minh nhìn vợ con mà lòng tan nát, tương lai một màn đen…Sáng 01/5/1975, mình ra BTL/HQ trình diện và nộp giấy tờ, lại thấy lão Trung úy ĐV Long – Đại đội trưởng SVSQ ở Nha Trang, đang ngồi ghi ghi, chép chép tên họ của đám lính HQ bị kẹt như mình vào sổ. Nhận lại tờ giấy cỏn con, về nhà, chờ đợi ngày đi “học tập cải tạo
    Nhìn con thơ bé bỏng, không biết tính sao. Thục Nghi phải ăn bột Bích chi, èo uột khóc, Khánh Phương lẽo đẽo theo ba. Ba đã trắng tay, mờ mịt tương lai với tuổi đời chưa đầy hai sáu. Bán chiếc đồng hồ Orient “hai cửa sổ” cho anh bộ đội, cả chiếc TV cùng mấy chiếc quạt máy, cha mẹ cho khi di tản, với giá rẽ mạt…
    Mình giữ con, Thái ra chợ xóm Củi, bán bánh tráng nướng chuối, chiều về làm rơi hết tiền. Khoảng giữa tháng 5/1975 đưa em Lũy ra bến xe, về Đà Nẵng. Trước ngày tập trung cải tạo, mình gửi Thái và hai con về nhờ cha mẹ (12/6/1975), không biết bao giờ gặp lại. Mình thức trắng đêm, nhìn con thơ say ngủ, nấu nước pha bột, cho vào từng túi nhỏ cho con ăn đi đường. Lên bến xe Chợ Lớn, gặp Nguyễn Đình Trang – cùng khóa 22 – đang rao bán mũ. Hai thằng nhìn nhau ứa nước mắt, xe chạy xa dần, thế là cách biệt nhau hơn chín trăm ngày…

NỖI NIỀM - PHAN NGUYỄN CHÂU UYÊN - KỲ 5

              Gặp Huỳnh Ngọc Lộc ở TDYT/ Qui Nhơn, hai thằng thuê nhà bên phố, sáng đi tối về, kéo theo thằng Hiền thủy thủ, một phòng trọ, một thằng sĩ quan, một trung sĩ, một thằng lính. Lộc mê “Jackson Five”, để râu kiểu Clark Gable.
                                         
                         Huỳnh Ngọc Lộc                                  Nguyễn Văn Hiền
   Bất ngờ, nhận được tin Tuyết Hoa đang học sư phạm Quy Nhơn từ Thiếu uý H. , hình như hải quân và sư phạm Qui Nhơn có dây tơ hồng vướng víu ! Mình tìm đến trường thăm bạn cũ, vẫn nhìn nhau, không biết nói gì...Mấy hôm sau, Tuyết Hoa cùng bạn gái đến phòng trọ, hai cô đi chợ, cùng ăn trưa với Lộc và Hiền, ăn xong hai thằng biến mất. Ngồi bên nhau, ôn lại những ngày còn dưới mái trường Nguyễn Duy Hiệu, chuyện mây, chuyện gió...Một dấu ấn buồn, mãi đến bây giờ lòng mình vẫn còn hổ thẹn, trước Tết 1971, mình về Đà Nẵng, mang theo lá thư Hoa gửi về nhà, xin tiền mua vé tàu xe về nghĩ Tết, đã nhận tiền, nhưng mình đã dùng vào việc khác và dã man hơn, đã để Hoa mòn mõi trông chờ !
   Ngày ra đơn vị, mình mới hai mươi hai tuổi đầu. Mình say mê kỹ thuật, tuổi thanh niên nhìn đời, hiểu đời sao quá thơ ngây ! Chiến tranh mỗi ngày một ác liệt, anh em , bạn bè mỗi người mỗi hướng.
“…Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…”
       Tháng 2/72 lần đi phép đầu tiên, từ ngày ra đơn vị, lên xe đò về Đà Nẵng mang theo bao nghĩ ngợi, cha mẹ chật vật với cuộc sống ngày càng khó khăn, các em còn thơ dại…Tình yêu đầu đời, mong sớm kết đôi. Cha nhìn thằng con an lòng hơn, con đã trưởng thành, Lũy học chưa về, Ngọc mừng rỡ tung tăng, nhưng mẹ đi làm. Nhìn sang nhà em, ngại ngùng. Chờ em, con hẻm nhỏ thân thương, rộn rã tiếng chào hỏi, tò mò nhìn mình, cầu vai mang cặp omega và bộ đồ xanh tím lạ lẫm. Em như bóng thiên nga lướt nhanh, chớp mắt, ngạc nhiên, rồi chạy ù vào nhà mất hút. Mình sang, mẹ Thái đang đánh tứ sắc với bà sáu Xảo, ông Thanh…nhìn nhau, chẳng nói được gì.
    Mình xin phép mẹ Thái, cho em đi chơi, “ – Không “ và cũng không thân thiện như xưa ! Từ khi biết chuyện yêu đương của mình và Thái - anh Túc là chứng nhân đầu tiên của mối tình thơ dại này – những lời bàn ra, tán vào bất lợi của họ hàng bên mình đã gây hiềm khích giữa cha mẹ với gia đình Thái ! “ – Bây giờ, mới tí tuổi đầu đã cận thị, sau này…đui luôn !” “ – Không có mầy, hết anh này anh khác…” “ - Không hợp tuổi đâu con ! “ “ – Chỉ hợp nhãn thôi…”
    Vô tình hay cố ý, tiếng nhạc bên nhà em vang vọng, xót xa…
“ Tối qua có người đến nhà xin bỏ trầu cau
Ba mẹ đón chào, chuyện hỏi cưới bàn thật lâu
Em buồn em khóc biết bao nhiêu
Nhớ anh và thương anh thật nhiều nhưng lòng giận anh và yêu anh
cớ sao không tìm em
Mẹ thương em đến bên giường hôn trán em thì thầm
Con nhỏ này dại ghê mẹ chọn nơi quyền quý người ta thế mà chê
Cưng nghe mẹ đi cưng hai lần hai là bốn thực tế vậy mà thôi…”
    Không cho phép thì đành trốn học đi chơi, mình đưa em vào cà phê Thạch Thảo, Chiều Tím, em ngại ngùng nhìn quanh, sợ gặp người quen, rừng thông Nam Ô, bãi biển Mỹ Khê…
M Khê này em - tôi yêu em
Cát trng hn nhiên sóng du hin
Ta - c nhân ch như khách l
Mt đi phiêu bt vi truân chuyên

Li mt Xuân v -  em có hay
Nam Ô này em - rng dương say
Vi vu thi mt tình trong mt
Đà Nng  này em - mưa bi bay
……..
    Bao nhiêu lời xì xào như kim đâm, mình lại liên tưởng ngày về Saigon – khi còn SVSQ - tham dự diễn hành ngày Quốc Khánh 19/6/1971. Nghe tin em theo chuyến bay cùng anh Vũ vào Saigon, thăm nhà một anh không quân ? Mình đến cư xá Nông Lâm Súc, dò hỏi thăm qua anh Ngô Út – anh Năm em – “ – Anh Vũ ở lộ 20, đường Hựng Phú, Quận 8. Mình vội vàng đi tìm, trời đổ cơn mưa, đến nơi, nhưng em đã về Đà Nẵng…
   Gần một tuần phép, em trốn học cả bảy ngày. Mình hối hả, muốn có nhau, chỉ một con đường, em đã khóc, em chưa tròn mười bảy…
   “ – Ngày mai hết phép, yêu anh hãy theo anh, nếu không, mình xa nhau mãi mãi…” Bến xe Ngã Năm, ngóng trông bóng dáng em nhỏ nhoi mà lòng như có lữa ! Mình không chắc sẽ cùng em, đầu óc nghĩ ngợi mông lung…mừng rỡ và lo âu, em đã đến, vẫn chiếc cặp đi học, không áo quần mang theo, chỉ có giấy màu để cắt những bông hoa…
    Nhìn quanh, chiếc traction đen chờ khách, lên xe, bất ngờ gặp ông Có ngồi lù lù, mặc kệ, lỡ rồi ! Đến Quảng Ngãi, xuống xe. Em như con chim non gặp mùa bão tố, co ro, giao phó cho cuộc đời trôi nổi. Tìm chú Mười Thi, cậu Nghĩa kể hết sự tình, các vị cho thêm ít tiền lộ phí, mua cho em bộ đồ mặc đi đường…Ngày mai đi tiếp Qui Nhơn.
    Nhờ Vàng Huy Luyện (OCS) cho ở nhờ, vì vợ Luyện về quê sinh em bé. Những ngày hạnh phúc đầu tiên, mê say quên trời đất. Bỗng Huỳnh Ngọc Lộc mặt tái xanh thông báo : “- Ông già Thái…” Tiếp theo sau là Ba Thái và anh Vũ ! Ba nhìn quanh, không nói gì, anh Vũ mặt lạnh như tiền, em nép bên mình ngơ ngác. Ba thẩn thờ rồi thong thả : “- Thôi các con đừng về Đà Nẵng nữa ! cứ vậy mà sống, có gì ăn không, trưa rồi !” Mình nhẹ người, em loay hoay dọn cơm, nhưng chỉ có hai cái chén và hai đôi đủa ! Anh Vũ hầm hầm kiên quyết bắt em vê, mình nghĩ đến khẩu P.38…
   Mọi việc theo sự dàn xếp của chị Thanh – vợ anh Thăng, gọi Ba bằng dượng – Phạm Hữu Phước bỏ công tác, đóng vai quân cảnh cùng nhau về Đà Nẵng. Cha mẹ ngạc nhiên sao thằng con đi rồi lại về, theo sau lại có ông quân cảnh hải quân ! Mình cúi gầm mặt, đầu óc rỗng tuyếch, nghe loáng thoáng ông quân cảnh trình bày “…dụ dỗ gái vị thành niên….quân pháp…cách-xê ga-lông…bộ binh…” Mặt cha tái dần, mình điếc đă không sợ súng !
Phạm Hữu Phước
   Đám cưới vội vã diễn ra sau đó mấy ngày (03/4/1972), hàng xóm xì xầm, nhưng không ai biết mình đã dắt em ra đi…
o O o
    Vào Qui Nhơn, mình và Phước trình diện Chỉ Huy Trưởng HQ Trung tá Nguyễn Văn Pháp, phen này Phạm Hữu Phước lãnh đủ vì mình, nhưng CHT cảm thông vì bạn mà Phước dấn thân, có lẽ chưa thấy thằng nào, vì sợ mất người yêu, mà liều như HQ Thiếu úy Châu cơ khí, may không thằng nào bị ký củ !
    Mình sang lại căn nhà ở khu gia binh của Trung úy Châu, xin mẹ cái máy hát Akai mở quán cà phê kiêm quán nhậu, bia bọt lấy của Đại úy Tích (CHP/HĐ2ZP) bán trước trả sau, lần hồi hết vốn, thuê con bé phục vụ, nó lấy hết tiền, Thái biết mà không dám nói ! bán luôn cái máy hát trả nợ. Giai đoạn này có thắng lính nhậu say, phá quán, mình bắn nó, may hắn không chết, chỉ bị rách tai.
    Phạm Hữu Phước với những đường cơ lã lướt, độ nhau bằng gói thuốc, cà phê. Những đêm khuya, tiếng pháo kích vào căn cứ ầm ì, em chong đèn chờ, lấy giày mình ra đánh bóng, vì mình còn mãi mê bi da trên câu lạc bộ.
    Nghe tin Thái bị hư thai, cha vào thăm, mình mời cha vào tiệm, gọi con bồ câu hầm thuốc bắc, cha đứng lên đi thẳng…  
    Mùa hè năm 1972, đã để lại những đau thương, mất mát to lớn. Mình bàng hoàng khi nghe tin cậu Nghĩa – Chi đoàn trưởng, chi đoàn ¼ chiến xa – đã mất tích tại chiến trường Quê Sơn ! Đường bộ từ Qui Nhơn về Đà Nẵng, không thể đi, mình thuê ghe cùng Thái – đang mang bầu Khánh Phương – đi dọc theo duyên hải về đến Quảng Ngãi, lên xe đò về Đà Nẵng.
    Mình cùng cậu Bốn Đa, dượng ba Hiền đi honda lên Quế Sơn, rừng lá thấp còn đang bốc mùi chiến trận, xác tử sĩ dọc ngang chiến hào, chiếc trực thăng tan tành cùng hai xác phi công, những tử thi cháy đen, chỉ còn hai thanh thép ba lô, trời mùa hè nóng như đỏ lữa, nên những chiến sĩ trận vong cả hai phía, khô đét đau thương. Mấy ngày sau, có anh lính truyền tin chi đoàn chạy về thông báo, anh nghe loáng thoáng :” – Bắt được Đại úy thiết giáp, có súng colt “
    Cậu Nghĩa có nhiều bạn là văn nghệ sĩ...
..............
".....  Hà Nguyên Thạch là cựu học sinh trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng cũng như Trương Duy Hy, Đynh Hoàng Sa, Phan Nhật Nam, Vũ Ngự Chiêu, Lệ Hằng, Nguyễn Hưng Quốc, Trần Gia Phụng, Huy Giang, Phan Duy Nhân, Lê Hân, Phạm Vũ Thịnh, Vương Ngọc Long, Võ Ý, Vô Tình, Tôn Thất Phú Sĩ, Nguyễn Hữu Viện, Trương Đức Thủy, Nguyễn Nam An, Thành Tôn, Nguyễn Nho Sa Mạc, Trần Vinh Anh, Nguyễn Đức Cung, Thùy An, Lam Hồ, Hoàng Trọng Bân, Châu Văn Tùng, Lê Mạnh Trùy, Tô Yên, Luân Hoán...và còn nhiều nữa, những người vui chơi trong thế giới văn học nghệ thuật, mà tôi chưa biết hết, chưa kịp nhớ ra.
.........
Trích:
 http://www.luanhoan.net/tacpham/hoikyroi/HaNguyenThach/Ha_Nguyen_Thach.htm 
..............
   
          Nhớ lại với những ngày đầu tôi biết danh Đinh Cường, vào những năm đầu của thập niên 60. Thời ấy Huế có nhiều người sinh hoạt văn học nghệ thuật, đang trên đường lập danh. Tên tuổi những người đã vượt đèo Hải Vân vào đến Đà Nẵng của chúng tôi có Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Lữ Quỳnh, Trần Quang Long...nhiều nữa. Riêng Đinh Cường, anh đã tham dự một cuộc triển lãm chung, trong đó có Hoàng Trọng Bân, Nguyên Hạo của Đà Nẵng. Phòng tranh này tôi được hai bạn Lam Hồ và Tô Yên Lê Văn Nghĩa cho biết. Lúc đầu tôi dự trù sẽ đi xem nhưng không hiểu sao, giờ chót tôi cùng Châu Văn Tùng vào Hội An. Có thể tôi nhớ không chính xác về lần bày tranh này. Nhưng một cuộc triển lãm khác của Đinh Cường tại Centre Culturel Francais de Danang, nằm ở ngã tư hai đường Độc Lập và Thống Nhất, thì tôi vẫn chưa quên. Cuộc triển lãm hình như được bảo trợ bởi Trung tâm Văn hóa Pháp.Trong buổi cắt băng khai mạc tôi thấy có những viên chức người Pháp, nhà văn Duy Lam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhiều khuôn mặt trí thức khác. 
          Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gọi Đinh Cường là Thi sĩ của hoài niệm. Ông diễn đạt nhận xét của mình:
          ... “Với cái nền lãng mạn đầy tính chất thi ca, Đinh Cường đã say sưa ‘vọc’ sơn dầu và nhồi nặn tâm hồn mình vào trong ấy. Thời gian ấy, tôi rất hiếm thấy những họa sĩ trẻ sử dụng sơn dầu nhuần nhuyễn như Đinh Cường. Và đó cũng là giai đoạn của những khỏa thân xanh (nu bleu) khỏa thân hồng (nu rose) phảng phất đường nét của Modigliani, một trong những bậc thầy về chân dung mà anh rất ngưỡng mộ và yêu mến...”
.................
Trích : http://www.luanhoan.net/tacpham/hoikyroi/DinhCuong.htm
................
Cũng trong thập niên 60, khởi từ lực lượng học sinh, đã đẻ ra nhiếu bút nhóm, sinh hoạt văn học khá khởi sắc . Ðáng kể nhất là nhóm "Cùng Ði Một Ðường" của trường trung học Phan Chu Trinh. Nhóm này qui tụ :
  • Nguyễn Hữu Nuối, bút hiệu Lam Hồ.  tác phẩm: Tiếng Ðộng Trong Khu Phố Nhỏ (truyện)
  • Phan Chánh Dinh bút hiệu Phan Duy Nhân, Dương Phù Sao
  • Nguyễn Ðăng Trừng, bút hiệu Huy Giang,
  • Lê Văn Nghĩa, bút hiệu Tô Yên
  • Hồ Cư không dùng bút hiệu.
  • Tôn Thất Chân Tu, bút hiệu Chu Tân
  • Vương Thanh: Khu Rừng Mùa Xuân, truyện Văn Học 1964
  • ...
..............
Trích : http://www.luanhoan.net/danang/htm/danang06.htm
..............
          Căn phòng thứ 2 của khu Trùng Khánh như vậy vẫn có đến 3 nhân khẩu. Thật ra tôi và Vương Thanh đi đi về về không nhất định giờ giấc. Dẫu vậy, tôi cũng không quên một thói quen dễ thương được lặp lại mỗi ngày. Vào khoảng 4 giờ chiều hoặc sâu hơn chút đỉnh, không có tiếng còi, nhưng đội ngũ của những người mê văn thơ, trình diện gần đầy đủ trong một phòng nào đó, hoặc ngay trên hành lang hẹp của chung cư. Ngoài những khách trọ của Trùng Khánh, nếu quan sát từ cửa sổ khách sạn Việt Nam, gần như chiều nào cũng gặp được những nhân dạng: Lê Văn Nghĩa, đại úy Thiết giáp, bạn học từ thời đệ ngũ với tôi ở Phan Châu Trinh Đà Nẵng, anh làm thơ dưới bút hiệu Tô Yên. Khắc Minh, anh chàng binh nhì địa phương quân, con của một đại phú gia của thị xã Quảng Ngãi, làm thơ khi đứng cai quản quán sách Quang Trung trước trường Trần Quốc Tuấn. Phan Nhự Thức, thiếu úy Địa phương quân, luôn luôn mang bên mình một cái cặp da nhẹ hều. Trần Thuật Ngữ, thư sinh nhưng không đến trường vì ngại bị bắt quân dịch, làm thơ vững vàng. Anh nhút nhát như con gái. Trần Anh Lan, trung úy Pháo binh, cười và uống nhiều hơn nói. Phạm Cung, lầm lì, lừng khừng như những mẩu vẽ lập thể của anh. Logo “con nai” tôi dùng cho nhà xuất bản Thơ, từ tay anh mà ra. Đynh Hoàng Sa, viết truyện, dịch truyện, làm thơ, dạy học đề huề chừng mực. Những buổi tụ họp đông vui như thế, thường thường để tường trình, thông tin đủ thứ chuyện trên đời. Dĩ nhiên không thiếu rượu, bia. Chúng tôi học đòi cách uống rượu đổ ra thau, mạnh ai nấy múc. Rượu tương đối xịn, thường do quan ba Nghĩa mang tới. Chuyện say sưa cũng có nhưng rất hạn chế và đằm thắm. Duy có một lần tưởng đã nổ súng. Lần đó một anh chàng ở khách sạn Việt Nam cao hứng thế nào, góp chuyện với chúng tôi bằng một tàn thuốc từ trên lầu ném xuống. Cuộc vui bị xúc phạm, dù có thể vô ý, tình cờ. Chúng tôi không bỏ qua. Đồng loạt ùa qua khách sạn Việt Nam, lên lầu. Oái ăm thay, người hung hăng nhất là tôi. Với khẩu colt 45 có đạn sẵn trong nòng, tôi lầm lì tiến như đang thanh toán mục tiêu. Rất may, hai anh bạn có mặt trong phòng khách sạn hôm ấy kịp thời khôn khéo vờ ngủ say, nằm im. Cơn giận của tôi như một quả bong bóng gặp gai đâm, xì xuống mau lẹ. Sự nhũn nhặn biết người biết ta đúng lúc, nhiều khi là một vũ khí hữu hiệu để chế ngự đối phương. Nếu chạm phải một đối thủ sừng sỏ, chắc ngón tay trên cò súng của tôi khó giữ được bình tĩnh, hú hồn. Nghĩa đá một cái vào đít anh chàng nằm trên sàn nhà và chúng tôi...rút quân. Về đến phòng tôi bắt gặp Nghiêu Đề mặt xanh như tàu lá, anh ngồi sát vách phòng. Ú ớ một hồi anh mới khuyên tôi đừng nên quá võ biền. Triết lý sống của anh rất đơn giản: chén kiểu đừng nên chọi với chén đất, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Ai là chén kiểu, ai là chén đất ? Anh bạn họa sĩ của tôi đúng là một người lành. Ngoài tài hoa về hội họa và văn thơ, anh còn là tay bông đùa duyên dáng vào bậc nhất trong hàng ngũ văn nghệ sĩ miền Nam. Chuyện đùa chuyện thật với Nghiêu Đề luôn luôn lẫn lộn. Anh dí dỏm lạc quan ngay cả khi tôi ngã ngựa sau này:
          “Mày giỏi lắm, mày chỉ dùng có bàn chân trái mà đá nát được kỷ luật giấy phép, để muôn năm về với vợ con, võ công đó tao muốn học vô cùng...”
(trong 1 lá thư của Nghiêu Đề)
.................
Trích : http://www.luanhoan.net/tacpham/QuaKhuTruocMat/web/ThiXaQuangNgai.htm
............
 Khởi từ đầu thập niên sáu mươi, tại thành phố Đà Nẵng, lớp sinh hoạt thơ văn trung niên và sắp về già như: Thái Can, Vũ Hân, Quốc Dân,Việt Trữ, Hồ Mộng Thiệp, Trần Gia Thoại, Tô Như, Thanh Phương, Anh Đô, Hoàng Trọng Thược... hình như chỉ thu hẹp sinh hoạt trong địa bàn thành phố. Cùng lúc đó, trong đám học sinh, nở rộ việc thành lập thi đàn, bút nhóm. Có vóc dáng và nghiêm chỉnh nhất trong những tập họp này là nhóm Cùng Đi Một Đường. Tôi không rõ ai khởi xướng, ai giữ chân nhóm trưởng. Nhưng thành viên của nhóm, hết thảy, với tôi, đều bạn thân tình : Phan Duy Nhân, Huy Giang, Lam Hồ, Tô Yên, Hồ Cư. Trong năm tay viết, có đến ba nhân vật tập tành... khuynh tả. Và cả năm đều có bài đăng khá đều đặn trên các tuần báo, nguyệt san, tạp chí tại Sài Gòn.
          Huy Giang tên thật Nguyễn Đăng Trừng, hiện hành nghề luật tại Sài Gòn.
          Lam Hồ tên thật Nguyễn Hữu Nuối, viết mạnh và đều nhất thời bấy giờ, nhưng đã sớm gác bút khi hành nghề dạy học, hiện vẫn ở Đà Nẵng.
          Tô Yên tên thật Lê Văn Nghĩa, trở thành thiếu tá binh chủng Thiết giáp VNCH, đã hy sinh ở mặt trận Quế Sơn Quảng Nam năm 1972.
          Hồ Cư dùng tên thật làm bút hiệu, đã biệt tích khá lâu trong những ngày anh lên rừng “làm cách mạng”.
...........

NỖI NIỀM - PHAN NGUYỄN CHÂU UYÊN - KỲ 4


CHƯƠNG II
THỜI QUÂN NGŨ

  Đang học dở dang, trường thì bãi khóa, mình về Đà Nẵng. Đêm lang thang với Nguyễn Văn  Hồi (sau là khóa 23/HQNT). Gặp cảnh sát dã chiến “– Sinh viên hả ? xúi dục tranh đấu hả ? về quân trấn, a lê lên xe”. Gió sông Hàn mang theo đàn muỗi đói, thằng Hồi cười cười : “đù mọa…” 
   Mình hù anh Thùy : “Có bằng tú tài 2 là tài nguyên sĩ quan, đi lính địa phương quân, bắt được thấy mẹ !” Hai anh em vào phòng tuyển mộ Hải Quân, gọi là phòng chứ chỉ là trạm nhỏ bên sông Hàn, nộp hồ sơ, “- Ngày mai  đến !” Giọng anh Trung sĩ cộc lốc, dầu gì mình cũng sẽ là Sĩ quan, thôi kệ.
Nguyễn Văn Thùy
   Lên phà qua Tiên Sa, hành trang chỉ mấy bộ đồ, đêm nằm nhớ cha nhớ mẹ nhớ em, trốn nhà đi lính, cha mẹ không biết gì mà cũng chẳng hỏi mình đi đâu. Hơn năm học ở Saigon, mình đốt quá nhiều, hết mấy cây vàng của cha mẹ, ngày về mình chỉ tặng ông già cái nón nỉ, mua ở chợ Bến Thành, đúng là đồ phá của.
    Tò te tí te ! tạp dịch, tạp dịch ! mình hốt hoảng, cầm chổi quét lia lịa, lá dương liễu như cây kim luồn trong cát, “- Sinh viên sĩ quan cũng…quét !”
   Lần đầu tiên mình lên tàu, HQ 500 cùng anh Thùy và mười mấy đứa trạc tuổi, mình mới biết chỉ hai anh em là tân binh…sinh viên sĩ quan, vẫn bộ đồ mặc từ ngày ra đi, ngóng nhìn về bên kia sông…hình bóng em ngơ ngác mà lòng tê tái, hãy đợi ngày về. Sau mấy ngày đêm lênh đênh ”- Xếp hàng một, Bạch Đằng 2, bước !” Lãnh quân trang, cho đi “bờ”, mình và anh Thùy không biết đi đâu…mình đã chán Saigon, không dám về căn nhà chú T. ở gần cầu Saigon, ấp Nhất Trí 3, Gò Vấp, Gia Định, nơi đã cho mình nhiều kỹ niệm, nhưng bây giờ xa lắc…

   Mình thay bộ đồ xám xanh, chiếc nón kepi lạ lẫm, đôi giày cao cổ quá khổ. Rời Bạch Đằng 2, lên xe về hướng ngã ba Chuồng chó, Quang Trung. Được thay bằng bộ đồ treilli, tập bắn, tập bò, tập chà láng cái giao thông hào, những ngày cuối tuần nhìn trộm “vườn tao ngộ” mà mình chẳng ngộ ai để mà tao ! Sau chín tuần Quang Trung, ai giỏi Anh văn được ở lại Saigon, đi du học OCS, ai đọc tiếng Anh bằng giọng tiếng Pháp như mình thì vào khóa 22 Nha Trang,  anh Thùy sinh ngữ chính là Pháp, chấm phết thế nào mà lại có điểm ECL hơn mình, sau mấy tháng miệt mài ở boat school, lại ra Nha Trang, Đệ nhị Bảo Bình ! (Nguyễn Văn Thùy K23 – Đệ Nhị Bảo Bình)

Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang
   Trên bông Hải Vận Hạm HQ404, gần 248 tân sinh viên sĩ quan vui vẻ, đùa nhau những mối tình đầu, chuyện học trò, những hẹn hò, nay chỉ còn là kỹ niệm. Cảnh trời nước mênh mông, kẻ đứng, người nằm mặt mũi phờ phạt, sau hai ngày đêm hải hành…
    Bước ra khỏi cửa đổ bộ, vai mang balô, khóa đàn anh – Đệ Nhị Nhân Mã – đã đứng chờ sẳn trên bãi cát. Những tiếng nghiêm, nghỉ dõng dạc, đàn anh thăm hỏi tận tình, rồi hàng hai tiến vào cổng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha trang…
   Bỗng oang oang : “ Quỳ xuống ! các anh nghe đây…nghe….đây !
  “ Trước mặt các anh, là núi non hùng vĩ – Sau lưng các anh là biển cả mênh mông – các anh hãy lấy biển cả làm nhà, trăng sao làm bạn, lấy đèn hải hành làm đôi mắt người yêu…
     Bằng cấp, địa vị của các anh, hãy bỏ ngoài cổng quân trường…
     Sau đây, các anh hãy chạy 22 vòng…quân trường !”
  Ngã nghiêng, mồ hôi nhễ nhại, ói mửa, rên la chen lẫn “kiêu hùng” . Nhiều anh xỉu lác đác, nằm thẳng cẳng hơn say sóng. “ - hèn nhát” đàn anh quát to, nhìn đàn em như một bầy, không giống ai !
Huấn nhục
    Những cái tên "đao phủ thủ" bất kể ngày đêm, bắt thăng thiên độn thổ, trình diện xưng tên xưng họ, đến bây giờ gần năm mươi năm sau, cái số quân đố mà quên được. Cái số quân 72A...trốn cha trốn mẹ đi lính, đàn anh quát tháo sao mà đúng quá, mình hối hận, mình muốn thoát khỏi nơi này "- Hèn nhát ! Hít đất ! Thụt... dầu ! Thăng thiên độn thổ " Phải được như Thổ Hành Tôn trong truyện Phong Thần, mình đã độn luôn rồi.
Thăng Thiên độn thổ
   Tụi mình chạy như vịt xuống "Phạn xá" tức cái nhà ăn, đàn anh hò hét, "- 72A...Thực đơn hôm nay gồm có : Ruồi chiên bơ...bơ, thằn lằn rút xương...xương " Gồng mình, trố mắt nhìn bảng thực đơn ấp úng...ruồi...ruồi...! Mình chan cơm bằng nước trà đá lùa nhanh như chết khát lâu ngày, nhìn quanh tụi cùng khoá cũng chẳng khác gì, "- Tiếp tục..." Mình hoảng hồn lùa thêm chén nữa...

    Sĩ quan Tiểu đoàn trưởng, khuyên mình học ngành chỉ huy vì 72A..., Mình không dám mơ làm hạm trưởng, để suốt đời lênh đênh, Mình không dám lấy đèn hải hành làm đôi mắt người yêu, đàn anh than thở " ôi biển cả giờ đây ta mới biết, mộng hải hồ giết chết cuộc đời ta " Mình xin học ngành cơ khí, sau này có cái nghề, một mai giã từ vũ khí ! 
    Trung đội trưởng Hồ Quang Chánh mặt sắt đen sì, giống Bao Thanh Thiên, chỉ khác nữa vầng trăng trên trán thay bằng đôi kính cận thị gọng đen thui, trung đội của mình sao lắm thằng cận thị ! 

Hồ Quang Chánh
    Bùi Văn Dân ốm tong teo, quần kéo lên tới ngực, lại mang cặp kính tròn vo (bây giờ Dân ở Pháp, "bô" trai nhất đám, lại viết văn nổi tiếng cở Victor Hugo)
Bùi Văn Dân
    Đinh Kim Bản hiền như con gái, dân xứ bưởi Biên Hoà, nó học trường Ngô Quyền với Huỳnh Kim Thanh, mình mến Bản, đi đâu cũng có nhau, bida Thu ở đường Quang Trung, có em bé tạ rưởi mê hắn, Bản ngồi cười mím chi, nhưng qua thăm cụ Tiên Điền Nguyễn Du thì Bản hăng say quên trời đất (năm 1973 mình cùng tháp tùng đi thanh tra Duyên đoàn 41 - Poulo Obi - đảo Hòn khoai, gặp Đinh Kim  Bản, hai thằng nhậu với tiết canh, Bản ói mửa tùm lum, mấy thằng em polo Yabota chạy kêu cấp cứu, Bản bây giờ ở Đức, hay gửi mail cho mình, tâm sự nỗi niềm...)  Giường sắt đôi, Bản trên mình dưới.
Đinh Kim Bản
    Nguyễn Trung Hiếu quê ở Tân Châu hay cười, nằm gần giường, thằng này chắc viễn thị, vì ít nói chuyện với mình. Trần Minh Hiện cùng quê với Hiếu, nên rủ chung cặp giường, Hiện cũng ốm cao lêu khêu, mặt xương hiền lành như quê Hồng Ngự của nó (từ ngày ra trường hắn không gặp lại Hiếu, Hiện, nghe nói năm 74 Hiếu đi tàu dầu HQ 473, Hiện ở CCYT/TV Cát lở)
    Cạnh cửa vào phòng là cặp đôi Võ Bằng Quang - Hoàng Thế Hải, Hải dân Bắc kỳ 54, tốt tính nên hoà đồng thân thiện với anh chàng nông dân chất phác, thuốc lá Cẩm Lệ ghiền hơn Ruby QTV Võ Bằng Quang, vì cái tên Quang có "g" lại thêm chữ lót là "bằng" đàn anh nghĩ đến cái "bàng quang" nên quây tới tấp, nhìn cái mặt nó quá "chịu đựng" đàn anh mất hứng nên thôi. Suốt khóa kiêu hùng không đi bờ, nên không biết Nha Trang thơ mộng thế nào, áo quần tự giặt… (sau này Quang về HĐ1ZP, Hải cái đít dính dầu, cái đầu dính mỡ ở CCYT/TV Đà Nẵng, cùng với Ngô Văn Minh, Nguyễn Gan, Võ Tư, Nguyễn Hữu Thiện, Trương Văn Chỉ, Huỳnh Công Tánh, Trần Tiễn Gián, Trần Tấn, Quang trông lù khù mà có bằng cử nhân luật to tổ bố, bây giờ thì nó ẩn cư như Robinson ở vùng xa xôi Duy xuyên, miệt biển Quảng Nam, Hải thì biệt vô âm tín) 
   Võ Bằng Quang
Đỗ Kim Tính tròn như ông Phật Di Lặc, những thằng mập thường vui vẻ, hay cười và tốt bụng. Hắn như thằng em ...út trong Trung đội nên được TĐT cưng, mà anh em cũng mến, Tính quê miền Tây, theo TĐT Chánh đen về Cà Mau rồi gá nghĩa tào khang trên miền sông nước (mình nhớ khoảng năm 2003 bị bệnh thập tử nhất sinh, Đỗ Kim Tính đã nhờ bạn là BS Hoa - BV Lao PNT SG - chăm sóc và trị bệnh nên mình mới sống đến bây giờ)
    Đỗ Kim Tính
Huỳnh Văn Hoàng giọng trọ trẹ, nhưng là dân Phan Thiết, nó có bí kíp của Dương Tiễn, bảy hai phép thần thông biến hoá, thằng Quang hay la làng vì mất thuốc lá Ruby QTV ! Nó lại có tài trốn tập thể dục và Taekondo, không biết nó múa may ra sao mà võ sư Teikondo Trung Uý Lee - Đại Hàn - cho nó đai xanh, thi ra trường ...đai trắng. (Hoàng bây giờ ở Long Xuyên, cách đây mấy năm cùng về SG họp mặt, nó vui, nó nhậu quên trời đất, tối ngủ lại nhà Phạm Hữu Phước - con chim sâu nhỏ - ở Tân Bình, đêm thức giấc mót đái, nó tè luôn vô tủ áo quần nhà thằng Phước, nó tưởng toillet nhà nó.
Huỳnh Văn Hoàng
    Đất mũi Cà Mau có lẽ hấp dẫn, nên cả 5 thằng theo chân TĐT/TĐ4HG về TDYT/CM : Dân Bùi, Huỳnh văn Hoàng, Đỗ Kim Tính lại kéo theo Tống Anh Minh, Trần Ngọc Bích ! 
    Nguyễn Văn Thiệu nằm cuối phòng với Nguyễn Văn Ty, Thiệu là dân Trảng Bàng - Tây Ninh, ít nói, hai hàm răng nhai qua nhai lại, đồng loã với hắn uống trộm sữa Con Chim QTV của Võ Bằng Quang, trung đội tập họp thì đứng sau, leo rào thì số một (Thiệu ở Úc, biệt hiệu Ton Ton, không có vụ khổ nạn nào của mấy con dê VN mà nó làm ngơ, Thiệu về CCYT/TV Bình Thủy, nó đâu có đẹp trai như ND2 Lê Văn Tường cũng TĐ4HG, cùng về theo nó, nhưng Thiệu tán được hoa khôi Cần Thơ, nên vợ nên chồng, chớ Tây Ninh làm gì có tàu thủy ! chỉ có núi Bà Đen ngút ngàn hơi sương)


    Nguyễn Văn Thiệu
   Nguyễn Văn Ty dân Huế, lớn tuổi bằng Quang nên có vẻ chửng chạc ra dáng ông anh (năm 2010 hắn và Nguyễn Đình Vĩnh về Huế có gặp Ty, nhà Ty cách Huế hơn 30 cây số, làm ruộng) 
Nguyễn Văn Ty
Nguyễn Thượng Gia không biết có bà con chi với Trung đội trưởng Hồ Quang Chánh mà hay cặp kè, đi đâu cũng đi chung, nhưng nó rất dễ thương, chan hoà đồng đội.
Nguyễn Thượng Gia
    Anh Tạ Trung Đoàn lớn nhất trung đội (58A), ngày anh đi lính mình còn là trẻ con, anh từ đoàn viên đi học Sĩ quan, anh thân ái nhưng ít gần gủi lại thêm niên trưởng Nguyễn Kim Đạo (K18) về học lại, trầm ngâm, sinh hoạt lẽ loi
    Trung đội mình có tay guitar tài hoa Lai Văn Hảo, cũng cận thị, thằng nào cận thị cũng hiền ngoại trừ TĐT/TĐ4HG. Đêm văn nghệ đàn anh Đệ nhị Nhân Mã ra khơi, Hảo chơi solo hay ác liệt, (năm 1974 mình chuyển về BTL/V5ZH gặp Lai Văn Hảo ở TDYT/ Năm Căn, gần ba mươi năm sau, mình nhờ Phạm Hữu Phước – Bưu tín viên – dắt qua nhà Lai Văn Hảo, gần ngôi chùa trên đường Nguyễn Văn Quá, Gò Vấp, mình hồi hộp mong nhìn lại khuôn mặt thằng bạn xưa, gặp nhau Hảo không vồ vập như mình, mà hỏi : “- có chuyện gì không ?)
    Nằm tầng trên giường Hảo là Trần Trịnh Minh, nhưng Minh thuộc TĐ5 bảng đỏ (TĐT Nguyễn Thanh), ra trường Minh về CCYT/TV/Cam Ranh cùng Lê Văn Út, Tống Phước Hòa, Nguyễn Ngọc Sơn (rồi lặn mất tăm cho đến ngày được Nguyễn Phong và Từ Trí Dũng khai quật tại Lâm Đồng, bây giờ Minh làm ông chủ mấy sào cà phê…)
  Trần Trịnh Minh
   Đi bờ, ham chơi về trể, TĐT Hồ Quang Chánh bao che đàn em, báo cáo láo, báo cáo đủ ! may mà giọng miền Nam chớ giọng Huế như Phùng Hữu Nghĩa thì thấy mẹ !
   Phùng Hữu Nghĩa như Tây đen Hynos, nhưng hiền như cục bột (năm 2009, đi ngang qua Huế, mình hỏi thăm nhà Nghĩa, gần cầu An Cựu, căn nhà vẫn còn mái tranh thấp lè tè, mái bếp lợp…nylon ! mình thông báo cảnh nghèo của Nghĩa, “một thầy, một trò, một con chó…cái” Nam Dương 2 khắp nơi  tới tấp gửi tiền về cho Nghĩa, bây giờ nhà nó ổn rồi, nhưng vợ lại bệnh triền miên…) Nghĩa cùng quê với Nguyễn Văn Ty, Lê Văn Út, Hồ Đình Hoát, Nguyễn Đình Vĩnh, Trương Công Ân…
Phùng Hữu Nghĩa
    Đồng Thắng quê Quảng Ngãi, cùng giường Lê Văn Tường, đi thì ễnh bụng, ít giao tiếp với ai ra trường về Qui Nhơn, nhưng khác đơn vị. Thắng ở TDYT/Qui Nhơn cùng Nguyễn Trọng Hùng, Liễu Thiên Trường, Phan Công Minh (Đồng Thắng bị tai biến gần chục năm rồi, gần nhà Bùi Chim, Quãng Ngãi không biết ra đi lúc nào…)
  Đồng Thắng
 Tà tà ra quan là Lê Văn Út, điểm danh thường hay trốn trong toillet, nhìn mắt nó là thấy nó cười bằng…mắt, cả tuần không thấy tắm, ngoại trừ lúc sắp đi bờ, nhưng dễ thương vô cùng bằng giọng Huế êm như nhung (Út – Canada, thường trực Việt Nam, má vợ nhỏ tuổi hơn nó, nó nói ban đầu tán má…nhưng lại duyên con !)
     Lê Văn Út cùng giường Trương Công Ân, hai thằng xứ Huế với nhau, nhà Ân bên giòng sông An Cựu gần chợ Đông Ba, lặng thầm mà nghệ sĩ ( Ân và mình đi thực tập trên HQ 404, mình có duyên với Hải vận hạm này. Bây giờ là Mục sư Trương Công Ân đạo mạo, nhà thờ Tin Lành Phú Nhuận…)
    Trương Công Ân
Bạch Minh Đoàn vui tính, công tử họ Bạch trắng trẻo khác xa Nguyễn Mậu Lâng, không biết Nguyễn Mậu Lâng có bà con với nhà văn Sơn Nam không mà giống quá trời ! Thật thà, thường bị thằng Thiệu gọi là ông già đau khổ miền Tây Nam bộ (khoảng năm năm trở lại đây, mới khám phá ra ông già Nam bộ còn ở An Giang, nay là ông già thứ…thiệt)
   Nguyễn Mậu Lâng
 Thái Văn Sáng đúng là sáng nước, hay cười, chăm học nên được chọn đơn vị ngon lành, hay rù rì với Tạ Trung Đoàn (không biết bây giờ phương nao…?)


œ
    Sau sáu tháng làm đàn em, mình được mang alpha-omega (alpha Chuẩn úy), được đi phép về Đà Nẵng. Về nhà, không biết cha mẹ nghĩ gì, dầu sao cũng không dễ chết như bộ binh. Thái đi học về, nhìn nhau tràn ngập yêu thương. Cà-phê Chiều Tím, rừng Nam ô…rủ rê em trốn học, đưa đón nhau về dọc Trưng Nữ Vương.

    Ngày ra trường (11/9/1971) Háo hức về thăm nhà với tâm trạng buồn vui lẫn lộn…
                                                    Về Thành phố một lần xa thành phố
Tìm hoàng hôn trong đáy mắt người yêu
Tôi bỗng dưng ghê sợ những buổi chiều
Miền âm hưởng tình yêu khô đọng hẳn...

o O o

    Sau những ngày nghỉ phép, lên xe đò tân đáo Hải đội 2 duyên phòng, thành phố Qui Nhơn nắng và bụi. Mình hỏi đường, lên xe lam xuống bến phà qua Hải Minh, ngơ ngác, những tà áo trắng nữ sinh trường Trinh Vương phất phới bay theo nắng chiều…
Đảo Hải Minh - Qui Nhơn
    Chiếc LCM sắp ủi bãi, những chiếc nón polo trắng tinh thấp thoáng, mình đang ngơ ngác tìm có khuôn mặt nào quen, giật mình đưa tay chào theo phản xạ ông Trung Tá ngồi trên xe jeep cần câu, những khuôn mặt lướt đi, xuống phà tâm hồn trống rỗng, tìm về BCH/HĐ2ZP. Ông Thượng sĩ quản nội trưởng chỉ đường lên barrack ngủ nhờ…
   Mình trình diện, Chỉ huy trưởng HĐ2ZP HQ Trung Tá Nguyễn Văn Pháp có hàng ria điệu nghệ, nhìn lom lom : “- Cơ khí hả ? Phụ tá kỹ thuật cho Thiếu Úy Tuấn kiêm sĩ quan ẩm thực ! “ Mình tìm niên trưởng Hoàng Trọng Tuấn (K21/SQNT) trưởng ban kỹ thuật “- Chớ chớ anh t..ìm tô…i có …có chuyện g…ì ? – Dạ, trinh diện ! “ Mình theo niên trưởng Tuấn xuống cầu tàu, lên PCF, mở hầm máy, nhận bài hướng dẫn đầu tiên : “- Đây là…là…lượ…c dầu sơ… sơ ….cấp, đ…ây là cái…cái in…jec…tor”, anh có …có…biết không ?”Mấy cái vụ này mình quá rành, cái lược dầu thứ cấp mà niên trưởng nói là in…jec…tor, mình không dám cải ! Mình nhớ thuộc làu : thi hành trước, kh…iếu nại sau ! Chưa hết giờ, niên trưởng Tuấn …dọt theo skimmer của đám EOD qua Qui Nhơn ! Mình không biết làm gì cứ mò mò mẩm mẩm, may có Trung Sĩ CK Cần, nhưng không lẽ hỏi TS Cần cái…cái…injector ở đâu ?
Phan Như Lê
    Cùng đơn vị với mình có Phan Như Lê, Nguyễn Văn Vy, Nguyễn Văn Hiếu, Vương Đình Ánh, tụi này chỉ huy sáng nước nên xuống PCF làm thuyền phó cho đàn anh, sau này có Phạm Hữu Phước – thực tập đệ thất hạm đội – về HQ 3860. 
Vương Đình Ánh & Nguyễn Văn Thiệu
    Mùa đông Quy Nhơn mưa tầm tả, tụi đi tàu xác xơ, nhưng lãnh dầu đều đều, bán hết dầu rồi …neo, trời này không tuần bó phép. Hắn ở chung phòng với niên trưởng Tuấn…cà, gạo sấy, thịt hộp là…chính, năm ngày đầu tháng đã hết tiền lương, có đồng nào là cà phê Dung, nhạc Trịnh buồn vương theo khói thuốc…